7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
Vai trò của yếu tố kỹ năng là cực kỳ quan trọng, phát triển kỹ năng cho ĐNGV là việc làm hết sức cần thiết và nhà trƣờng cần có những biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng cho ĐNGV của mình. Trong đó tập trung nâng cao các kỹ năng còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn tại nhà trƣờng:
Tăng cường các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cơ hội tiếp cận kiến thức của mỗi ngƣời đều bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề của từng cá nhân đều không giống nhau, nó phụ thuộc vào khả năng tự học của mỗi ngƣời.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, trong đó có quan niệm mới về đổi mới phƣơng pháp dạy học đòi hỏi mỗi giảng viên cần phải tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của bản thân, từ đó giúp giảng viên nắm vững kiến thức, kỹ năng kỹ xảo và phát triển nghề nghiệp trong tƣơng lai, nếu không muốn trở thành ngƣời ngoài cuộc trong sự vận động và phát triển của giáo dục và nhà trƣờng. Tự học còn giúp mỗi giảng viên hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình, giúp họ tránh đƣợc sự lạc hậu trƣớc sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay. Tự học thƣờng xuyên, tích cực, tự giác, độc lập không chỉ giúp giảng viên mở rộng đào sâu kiến thức mà còn hình thành đƣợc những phẩm chất trí tuệ và rèn luyện nhân cách của mình. Tạo cho họ có nếp sống và làm việc khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, hứng thú học tập và lòng say mê nghiên cứu khoa học.
Về phía bản thân giảng viên, để nâng cao năng lực tự học đòi hỏi mỗi giảng viên cần:
-Tích cực rèn luyện để hình thành cho mình những kỹ năng: kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học; kỹ năng chọn lọc, sử dụng vốn kiến thức cũ để tiếp thu
kiến thức mới, kỹ năng nghe và ghi tóm lƣợc một cách chọn lọc, kỹ năng đọc sách, kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề...
-Cần phải quán triệt tinh thần “tự lực cánh sinh”, cố gắng tự mình suy nghĩ mày mò nghiên cứu trƣớc khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Bởi lẽ ngƣời nào biết dựa vào sức mình là chính, năng lực ngƣời đó mới nhanh chóng phát triển, sự thành công mới vững chắc. Điều quan trọng bậc nhất là độc lập suy nghĩ, làm việc sẽ khiến những kiến thức tiếp thu đƣợc sâu sắc, dễ vận dụng.
-Cần hiểu rõ mục đích và xác định động cơ nghiên cứu đúng đắn. Tất cả trên tinh thần vừa học tập kiến thức khoa học vừa thông qua đó mà tự giác rèn luyện con ngƣời mình. Nó chống lại việc chỉ lo nhồi nhét kiến thức mà không lo rèn luyện con ngƣời mới.
-Trên cơ sở phân tích thấu đáo về nhiệm vụ chuyên môn mà giảng viên đang đảm nhận, cùng với việc trao đổi kinh nghiệm trong nhóm chuyên môn, dự giờ giảng viên sẽ nâng cao đƣợc khả năng tự học và nghiên cứu của mình.
Về phía nhà trƣờng, cần thực hiện tốt các biện pháp để khuyến khích giảng viên tự học, tự nghiên cứu nhƣ:
-Cán bộ quản lý cấp trƣờng trƣớc hết phải là ngƣời đi đầu trong việc tự học để nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý.
-Xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên, kế hoạch này phải đƣợc lập một cách dân chủ, xuất phát từ nhu cầu của giảng viên, tránh chạy theo thành tích. Xác định nâng cao chất lƣợng giáo dục bằng nhiều giải pháp, trong đó, phải lấy tự học của sinh viên làm trọng
-Thay đổi những khẩu hiệu chung chung bằng những khẩu hiệu đề cao tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện để giảng viên và sinh viên nghiên cứu khoa học.
-Xây dựng tủ sách tự học về chuyên môn, nghiệp vụ, về khoa học giáo dục, khoa học tâm lý, tin học, ngoại ngữ
-Có chế độ khen thƣởng thích hợp, kịp thời đối với những giảng viên có nhiều thành tích trong tự học, tự nghiên cứu.
Bồi dưỡng giảng viên về kỹ năng sư phạm cho giảng viên trẻ
Kỹ năng sƣ phạm là khả năng “tác nghiệp” của ngƣời giảng viên với sinh viên và giảng viên với giảng viên nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là nhân cách học sinh. Khả năng “tác nghiệp” đƣợc đúc kết từ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ đối với nghề dạy học của ngƣời giảng viên và giúp ngƣời giảng viên biết cách xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát có hiệu quả các quá trình giáo dục theo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Giảng viên không chỉ có kiến thức khoa học về chuyên môn mà còn cần phải có kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ sƣ phạm để thực hiện tốt phƣơng pháp giảng dạy thì mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy.
Một số đề xuất về phía nhà trƣờng và các phòng ban trong việc cải thiện kỹ năng sƣ phạm cho ĐNGV trẻ:
-Nhà trƣờng cần xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giảng viên về kỹ năng sƣ phạm, xác định mục tiêu bài giảng, tiết giảng, lựa chọn phƣơng pháp và hình thức giảng dạy để thu hút ngƣời học, các cách thức giải quyết vấn đề… trong một tiết giảng để từ đó nâng cao các kỹ năng giảng dạy. Tăng cƣờng tổ chức tham gia các buổi giảng và đánh giá bổ sung cho các kỹ năng còn thiếu, cần phát triển.
-Thành lập ban tƣ vấn về kỹ năng giảng dạy cho giảng viên, thực hiện và theo dõi đánh giá định kỳ.
-Cử các giảng viên tham gia các khóa đào tạo liên quan đến giảng dạy của các tổ chức có uy tín trong nƣớc và quốc tế, tiếp cận các phƣơng pháp giảng dạy tích cực.
-Tổ chức hội thảo, chuyên đề về kỹ năng giảng dạy, mời chuyên gia bên ngoài giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm.
-Tổ chức tập huấn về kỹ năng giảng dạy lồng ghép vào chuyên môn cho giảng viên trẻ; Tổ chức các khóa học kỹ năng chuyên sâu tập trung vào các kỹ năng nhƣ: xây dựng kế hoạch bài giảng (kịch bản); thiết kế câu hỏi và tình huống trong giảng dạy; xây dựng tiêu chí đánh giá; viết bài giảng.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo việc nâng cao kỹ năng sƣ phạm của đội ngũ giảng viên cũng cần sự tham gia của các khoa, tổ bộ môn:
-Tổ chức hội thảo/chuyên đề về kỹ năng giảng dạy chuyên sâu, mời giảng viên chuyên môn có kinh nghiệm trao đổi, chia sẻ cùng các giảng viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân.
-Phối hợp với nhà trƣờng và phòng ban trong việc tổ chức, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động hội thảo, chuyên đề nâng cao kỹ năng giảng dạy.
-Tạo cơ hội cho các giảng viên trẻ tham gia các dự án trong nƣớc và quốc tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn gắn với nghiên cứu khoa học và tiếp cận phƣơng pháp giảng dạy tích cực.
Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin(ƢDCNTT) vào dạy học đã giúp thay đổi căn bản phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học, kích thích hứng thú học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. Hầu hết giảng viên đều có kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, máy chiếu và có ƢDCNTT vào dạy học.
Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin tại nhà trƣờng vào giảng dạy vẫn chƣa đem lại hiệu quả cao. Theo tác giả, nguyên nhân chính là do một số giảng viên nhận thức đúng nhƣng chƣa đầy đủ về việc ƢDCNTT vào hoạt động dạy học nên nhiều khi chƣa ứng dụng đúng lúc,
đúng chỗ và còn lạm dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã phần nào dẫn đến thực trạng nêu trên. Thực tế cho thấy vẫn có giảng viên khi thiết kế giáo án đƣa tất cả nội dung bài giảng của mình lên các slide rồi chiếu cho HSSV ghi chép, việc giảng viên khai thác thông tin trên mạng Internet để vận dụng vào bài học cũng còn hạn chế... Do vậy, việc chú trọng bồi dƣỡng kỹ năng này cho đội ngũ giảng viên nhà trƣờng là hết sức cần thiết.
Để nâng cao hiệu quả ƢDCNTT vào hoạt động giảng dạy, trong thời gian tới nhà trƣờng nên thực hiện một số biện pháp sau:
-Đẩy mạnh việc cải thiện cơ sở vật chất trong nhà trƣờng. Bởi lẽ cơ sở vật chất là điều kiện cần để đội ngũ giảng viên ƢDCNTT vào giảng dạy. Trong thời gian qua, tuy nhà trƣờng có quan tâm hơn đến việc tu sửa về cơ sở vật chất nhƣ trang bị thêm một số máy chiếu, máy tính cho các phòng học, các khoa; sửa chữa nâng cấp các đƣờng truyền internet đồng thời cho lắp đặt thêm các nguồn wifi mới nhƣng hiện tại chất lƣợng các đƣờng truyền internet vẫn chƣa tốt, không đáp ứng kịp thời nhu cầu truy cập tìm kiếm thông tin phục vụ việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.
-Tổ chức các lớp bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng máy tính, máy chiếu và các phần mềm tin học cho giảng viên do trung tâm Ngoại ngữ - tin học và những giảng viên có kỹ năng tốt về ƢDCNTT trong nhà trƣờng phụ trách. Trong đó, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giảng viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày nhƣ lấy thông tin, cách sử dụng các phần mềm thông dụng, cách sử dụng máy chiếu, trình bày bài giảng…
-Các khoa, tổ có thể tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ƢDCNTT trong giảng dạy để rút kinh nghiệm và nhân rộng những phƣơng pháp ứng dụng có hiệu quả trên thực tế trong đội ngũ giảng viên nhà trƣờng.
Đối với đội ngũ giảng viên, những ngƣời trực tiếp ƢDCNTT vào công tác giảng dạy, để nâng cao chất lƣợng hoạt động này cần:
-Tích cực, chủ động sáng tạo hơn trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, chủ động trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về ƢDCNTT trong hoạt động dạy học để phát huy tốt vai trò hỗ trợ của công nghệ thông tin trong đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
-Tham gia nhiệt tình, nghiêm túc các lớp bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng máy tính, máy chiếu và các phần mềm tin học do nhà trƣờng tổ chức.