Đặc trƣng phát triển đội ngũ giảng viên ngành Y Dƣợc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 43 - 46)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.4. Đặc trƣng phát triển đội ngũ giảng viên ngành Y Dƣợc

trong vai trò của nhà giáo dục và ngƣời thầy thuốc. Đó là sự đan xen, hòa quyện giữa giảng dạy và thực tế điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện. Vì thế, phát triển đội ngũ giảng viên ngành y cần phải đặc biệt chú ý đến những đặc trƣng lao động sƣ phạm của giảng viên ngành y.

Với tƣ cách là nhà giáo dục, ngƣời giảng viên ngành y cần phải nắm vững mục tiêu, nội dung, chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng, phải có kiến thức cũng nhƣ kỹ năng sƣ phạm cùng với thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Họ phải là những giảng viên có phong cách mẫu mực, mô phạm. Đó là những phẩm chất cơ bản để ngƣời giảng viên ngành y thƣờng xuyên trau dồi và nâng cao nghiệp vụ dạy học, nghiệp vụ sƣ phạm nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.

Với vai trò là ngƣời thầy thuốc, giảng viên ngành y cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về lĩnh vực y học theo chƣơng trình đào tạo đại học chuyên ngành y học. Từ đó, ngƣời giảng viên phải thƣờng xuyên học tập, rèn luyện trong môi trƣờng công việc thực tế để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của ngành y, vận dụng kỹ năng đó vào quá trình công tác, hoạt động chuyên môn, sáng tạo trong giảng dạy. Hoạt động lao động sƣ phạm của ngƣời giảng viên ngành y thƣờng mang đậm cá tính, phong cách riêng của ngƣời thầy thuốc. Sự trầm tƣ trong quan sát, sự mạnh mẽ trong sáng tạo, sự năng động trong ứng xử là những phẩm chất cao quý trong lao động của ngƣời giảng viên ngành y. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trƣờng, giảng viên ngành y cần phải có năng lực hoạt động chuyên môn ngoài trƣờng: điều trị bệnh tật, chăm sóc ngƣời bệnh, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, ngƣời giảng viên ngành y cần phải tăng cƣờng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ tốt hơn việc giảng dạy trong trƣờng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên là nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để giảng viên vững vàng về năng lực giảng dạy cũng nhƣ nhân cách nghề nghiệp. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có sự cân đối về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Trong chƣơng 1, tác giả đã nêu những khái niệm cơ bản, và trò và những nguyên tắc cần chú ý trong phát triển nguồn nhân lực. Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu nội dung của việc phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức, đồng thời phân tích ảnh hƣởng ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong cũng nhƣ bên ngoài đến phát triển nguồn nhân lực. Cũng trong phần cơ sở lý luận này, tác giả đã nêu lên các đặc điểm và yêu cầu riêng của việc phát triển đội ngũ giảng viên trong các tổ chức giáo dục đại học.

Các khái niệm, cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đƣợc nêu ra ở chƣơng I sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại Học Buôn Ma Thuột trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục cao đẳng, đại học nói riêng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC BUÔN MA THUỘT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)