Phát triển đội ngũ giảng viên đại học

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 42 - 43)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.3. Phát triển đội ngũ giảng viên đại học

a.Khái niệm

Đội ngũ là một nhóm ngƣời đƣợc tổ chức và tập hợp thành một lực lƣợng để cùng thực hiện một hay nhiều chức năng, họ có thể cùng nghề nghiệp, hoặc không cùng nghề nghiệp; nhƣng có chung một lý tƣởng, mục đích nhất định và gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất, tinh thần.

Đội ngũ giảng viên là một tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trƣờng cao đẳng, đại học gắn kết với nhau để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, theo hệ thống, mục tiêu giáo dục, cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên theo sự ràng buộc những nguyên tắc có tính chất của ngành giáo dục và của Nhà nƣớc.

Phát triển đội ngũ giảng viên đại học có thể đƣợc hiểu là “tổng thể các cách thức, biện pháp làm gia tăng đáng kể chất lượng giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học.”

b.Yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên đại học

Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị, một giảng viên giỏi là một giảng viên (1) có năng lực chuyên môn cao nắm bắt đƣợc những phát triển mới nhất trong học thuật cũng nhƣ trong thực tiễn chuyên môn của mình; (2) có năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chuyên môn sâu của mình; và (3) có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình.3

Phát triển giảng viên đại học đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên cần phải đảm bảo các yêu cầu dƣới đây:

3

-Ngƣời giảng viên cần phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, là tấm gƣơng sáng cho ngƣời học noi theo.

-Ngƣời giảng viên phải có kiến thức chuyên môn sâu của một ngành nghề cụ thể cả trong lý thuyết và thực tiễn; có kiến thức tổng hợp về môi trƣờng kinh tế - xã hội.

-Ngƣời giảng viên phải có năng lực giảng dạy, tức là có khả năng truyền đạt kiến thức và khuyến khích ngƣời học tự nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, trong giảng dạy phải gắn chặt giữa lý luận với thực tiễn.

- Ngƣời giảng viên cũng cần phát triển năng lực nghiên nghiên cứu khoa học thông qua đó làm cho kiến thức và năng lực của bản thân không ngừng phát triển.

Thực tế cho thấy, nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của giảng viên thƣờng tập trung chủ yếu vào:

-Bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức liên quan và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng việc giảng dạy trƣớc mắt và tiêu chuẩn chất lƣợng cán bộ theo chức danh giáo viên, đạt tỉ lệ chuẩn của điều lệ trƣờng Đại học.

-Bồi dƣỡng kiến thức sƣ phạm và kỹ năng thực hành giảng dạy; trong đó chú trọng về đổi mới về nội dung và phƣơng pháp dạy học. Bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho các giáo viên mới, giáo viên ngoài ngành sƣ phạm để nâng cao kỹ năng sử dụng các phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ xử lý các tình huống sƣ phạm nói chung của đội ngũ giáo viên, góp phần thay đổi chất lƣợng dạy Đại học.

-Bồi dƣỡng về ngoại ngữ, tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học buôn ma thuột (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)