NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường tại thành phố buôn mê thuột, tỉnh đắc lắc (Trang 26 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Phát triển NNL là hoàn thiện cơ cấu, chất lƣợng NNL đáp ứng yêu c u nhiệm vụ và mục tiêu của địa phƣơng. Phát triển chất lƣợng NNL biểu hiện ở năng lực của CBCC về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhận thức của CBCC và động lực thúc đẩy CBCC làm việc.

Phát triển năng lực: quá trình cải thiện, tăng cƣờng năng lực của CBCC, đáp ứng những nhu c u đƣợc đặt ra trong tƣơng lai của địa phƣơng.

Benjamin Bloom (1956) là ngƣời đã có những phát triển bƣ c đ u trong việc đƣa ra mô hình KSA, đƣợc sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Thái độ, Kỹ năng và Kiến thức:

• Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tƣ duy (Cognitive). • Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác (Manual or physical).

• Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm (Affective). Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cùng v i kỹ năng, nhận thức của CBCC tạo nên năng lực làm việc. Vì vậy quyết định chất lƣợng NNL.

Đối v i một địa phƣơng thì năng lực thực hiện công việc ở từng vị trí công tác phản ánh chất lƣợng của NNL. Vậy, để nâng cao năng lực NNL; địa phƣơng c n tiến hành nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và nhận thức của CBCC.

Năng lực nghề nghiệp đƣợc cấu thành bởi 3 yếu tố (KSA): Tri thức chuyên môn (Knowledge) + Kỹ năng (Skill) + Thái độ đối v i nghề (Attitude)

Khả năng là sự cộng hƣởng giữa kiến thức và kỹ năng, sự cộng hƣởng càng cao bao nhiêu thì khả năng càng cao bấy nhiêu (và ngƣợc lại).

Năng lực: sự cộng hƣởng giữa kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ, sự cộng hƣởng càng cao bao nhiêu thì năng lực càng cao bấy nhiêu (ngƣợc lại).

Chất lƣợng NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL, đƣợc biểu hiện thông qua các tiêu chí: sức khoẻ, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và phẩm chất tâm lý xã hội. Chất lƣợng NNL là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trƣng về trạng thái trí lực, thể lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh th n của NNL. Chất lƣợng NNL do trình độ phát KT-XH và chính sách đ u tƣ phát triển NNL của Chính phủ quyết định [10, tr.55-56].

Thuật ngữ “chất lƣợng NNL” hàm ý chỉ việc thực hiện một số hoạt động nào đó dẫn đến sự thay đổi về chất lƣợng NNL tăng lên so v i chất lƣợng NNL hiện có (tăng lên về trí lực, thể lực và tâm lực của cá nhân).

Chất lƣợng của NNL đƣợc thể hiện qua năng lực của CBCC.

Năng lực là tổng hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp v i những yêu c u đặc trƣng của một hoạt động nhất định bảo đảm cho hoạt động đó đạt đƣợc kết quả. Năng lực hình thành một ph n dựa trên cơ sở tƣ chất tự nhiên của cá nhân, và một ph n l n dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạt động thực tiễn, cũng nhƣ tự rèn luyện của cá nhân.

Năng lực của người lao động là sự tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc của mỗi người [19, tr.265].

Vì vậy, phát triển năng lực NNL chính là nâng cao năng lực làm việc, kỹ năng xử lý công việc và thái độ trong công việc của nhân lực đang làm

việc. Đó là: Nâng cao trí lực (nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm làm việc…). Nâng cao thể lực (nâng cao sức khỏe, thể chất của NNL). Nâng cao tâm lực (thái độ, tinh th n, khả năng chịu áp lực…).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường tại thành phố buôn mê thuột, tỉnh đắc lắc (Trang 26 - 28)