Hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tính pháp quyền địi hỏi hoạt động quản lý chi NSNN phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, thể hiện bằng hệ thống luật và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; quy định các chế độ, định mức, nguyên tắc,…trong quản lý chi ngân sách nhà nước.

Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý chi NSNN ở cấp huyện gồm có Luật NSNN 2002 và các văn băn hướng dẫn thi hành (có hiệu lực từ năm ngân sách 2004 đến hết năm 2016); Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017); Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 10/12/2003 đến ngày 01/01/2016); Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016); Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành luật; Luật Quản lý tài sản năm 2008 và Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 hướng dẫn thi hành luật; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; các Nghị định, Thông tư, Quyết định khác quy định cơ chế tài chính; chế độ, định mức chi tiêu ngân sách hoặc hướng dẫn xây dựng dự toán và hướng dẫn điều hành thu chi ngân sách hàng năm; Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố hàng năm; Quyết định của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện về giao chỉ tiêu dự toán thu – chi ngân sách nhà nước hàng năm; Nghị quyết của HĐND về dự toán thu, chi ngân sách quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)