d. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Nhóm kiến nghị thứ nhất, hồn thiện cơng tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý NSNN
- Tăng cường sự tham gia đóng góp của cá nhân tổ chức là đối tượng điều chỉnh của luật; coi trọng vai trò tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ngân sách và những lĩnh vực khác có liên quan; nâng cao trình độ của đội ngũ các nhà lập pháp và lập quy.
- Quy định thời hạn ban hành văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính kịp thời, khả thi của văn bản pháp luật; định kỳ tổ chức rà soát văn bản để kịp thời hủy bỏ, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Nhóm kiến nghị thứ hai, hồn thiện phân cấp quản lý NSNN:
Để hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN, kiến nghị Bộ Tài chính một số vấn đề sau đây:
Một là, xem xét trao cho chính quyền cấp huyện quyền tự chủ quyết định chi
tiêu theo lộ trình thích hợp. Khi phân cấp, phân quyền quản lý ngân sách cần chú ý cơ chế đảm bảo cân đối theo chiều dọc (giao nhiệm vụ chi tương ứng với nguồn thu) và theo chiều ngang (điều hòa, công bằng tương đối giữa các địa phương, khu vực).
Hai là, cùng với cơ chế chuyển giao xuôi từ cấp trên cho cấp dưới đang áp
dụng, nghiên cứu để có cơ chế chuyển giao từ cấp dưới cho cấp trên đối với những địa phương có thặng dư ngân sách ở mức cao, hạn chế mất cân đối theo chiều ngang.
Ba là, để tránh nguy cơ khơng kiểm sốt được chi tiêu, gia tăng tham nhũng
hoặc thiếu hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, cần chuẩn bị tốt về năng lực chuyên môn và năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm, động cơ làm việc tích cực của bộ máy chính quyền địa phương; quy định chế độ kế toán và báo cáo đáng tin cậy;
Bốn là, đảm bảo sự đồng bộ trong thực hiện phân cấp chi ngân sách với các vấn đề phân cấp khác (về nguồn lực như tài chính, nhân sự, tổ chức và chịu trách nhiệm trước các hoạt động và kết quả hoạt động…).
Năm là, hoàn thiện các quy định về chi đầu tư như chuẩn hóa và cơng khai hóa
quy trình và phương pháp thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư công; xem xét điều chỉnh hạn mức tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư, điều chỉnh quy định về thủ tục quyết tốn cơng trình hồn thành để hạn chế tối đa tình trạng chậm quyết tốn hoặc bỏ quyết tốn như hiện nay.
Sáu là, hoàn thiện quy chế công khai trong quản lý NSNN. Phải tăng cường
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình ở cấp huyện. Nội dung công khai ngân sách phải khắc phục nhược điểm là mang nặng tính chun mơn nghiệp vụ về quản lý NSNN, làm cho người dân rất khó khăn khi tiếp cận các tài liệu cơng khai. Về hình thức cơng khai, ngồi việc niêm yết cơng khai theo quy định tại cơ quan, thông báo bằng văn bản, thông báo tại hội nghị,... quy định cần bổ sung thêm hình thức đưa lên Website của quận. Tuyên truyền rộng rãi cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thấy được lợi ích của cơng khai tài chính cơng và phải có trách nhiệm trong việc giám sát thực hiện công khai ngân sách của cơ quan và địa phương mình.
Bảy là, nghiên cứu điều chỉnh quy trình thành lập UBND các cấp để tạo điều
kiện cho chính quyền cấp dưới thực sự chủ động trong điều hành ngân sách cấp mình, khơng lệ thuộc vào người đứng đầu UBND cấp trên trực tiếp như hiện nay (lệ thuộc về mặt tổ chức, từ đó lệ thuộc khi ra quyết định quản lý).
Tám là, điều chỉnh quy trình lập dự tốn ngân sách để đảm bảo tính khả thi và
tính pháp chế. Quy định về thời điểm tổ chức thảo luận tại quận cần được điều chỉnh thành “sau khi cấp huyện nhận được dự tốn do cơ quan tài chính cấp tỉnh dự kiến giao” bởi vì chỉ sau khi cơ bản thống nhất số liệu dự toán ngân sách địa phương với cơ quan tài chính cấp tỉnh, cơ quan tài chính cấp huyện mới biết được chính xác nhiệm vụ chi trong năm kế hoạch và nguồn kinh phí được phân bổ và đó là căn cứ để phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện.
Chín là, về trách nhiệm của cơ quan tài chính quận trong cơng tác quyết tốn
ngân sách, yêu cầu hiện nay là: “kiểm tra, xét duyệt từng khoản chi” của đơn vị dự toán. Đề nghị điều chỉnh thành “kiểm tra xác suất các khoản chi” bởi chỉ có như vậy thì cơ quan tài chính mới có thể chấp hành đúng quy định của luật.
Mười là, chính quyền cấp huyện cần được giao thẩm quyền quyết định mức
chi đối với các khoản hỗ trợ chi hoạt động ngồi khốn và các khoản chi hỗ trợ đơn vị trung ương đóng trên địa bàn để có thể chủ động trong việc bố trí kinh phí theo khả năng cân đối của quận. Hiện nay, cách xác định mức chi của quận căn cứ vào lượng công việc phải thực hiện của mỗi hoạt động và căn cứ vào tình hình chi những năm trước cho hoạt động này; tham khảo định mức phân bổ dự toán của một số quận lân cận tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội; vận dụng các mức chi có tính chất tương đồng hoặc tham khảo mặt bằng giá dịch vụ trên thị trường. Một số mức chi cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ quân nhân nhập ngũ: 2.000.000 đ/người (sổ tiết kiệm) + Hỗ trợ quân nhân xuất ngũ: 300.000 đ/người
+ Băng rôn: 300.000 đ/tấm (3 m2)
+ Văn nghệ: từ 3.000.000 đ đến 5.000.000 đ/hội nghị + Thuê trang thiết bị âm thanh: 2.000.000 đ/lần
Mười một là, đề nghị Bộ tài chính điều chỉnh một số định mức chi thường
xuyên không phù hợp (được ban hành theo Quyết định 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ nhưng khơng áp dụng được do định mức thấp hơn giá thị trường quá nhiều):
+ Định mức mua sắm bộ bàn ghế họp, tiếp khách tại phòng làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện: 7.000.000 đ/bộ;
+ Định mức mua sắm bộ bàn ghế họp, tiếp khách cho các chức danh ở mục A, Phụ lục IV (cấp xã): 5.000.000 đ/bộ.
Trong cả hai trường hợp trên, đề nghị điều chỉnh quy định thành “không quá 15.000.000 đ/bộ (tùy theo số người của cơ quan mà mua bàn có kích thước phù hợp)”.
Nhóm kiến nghị thứ ba, sử dụng hợp lý các phƣơng thức quản lý chi:
Một trong những nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 là “Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước”. Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đề ra cần có giải pháp và lộ trình, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào (phương
thức truyền thống) đối với những nội dung chi thường xuyên buộc phải quản lý theo phương thức này như quốc phòng – an ninh, chi hoạt động quản lý hành chính – Đảng – Đoàn thể,…Việc quản lý chi NSNN hoàn toàn dựa vào yếu tố đầu vào làm triệt tiêu động lực hướng tới hiệu quả, vì muốn có ngân sách nhiều thì phải tăng biên chế và các điều kiện kèm theo thay vì coi trong hiệu quả cơng tác.
Thứ hai, đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý chi theo kết quả đầu ra đối
với những nội dung có thể lượng hóa chi phí như chi đầu tư, chi mua sắm, chi cho chương trình mục tiêu và một số nội dung nghiệp vụ chuyên môn. Trong điều kiện
nguồn lực có hạn thì sử dụng phương pháp này tỏ ra ưu việt hơn phương pháp quản lý chi theo yếu tố đầu vào. Phương thức này có kỹ thuật tính tốn phức tạp nhưng có thể giúp so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa chi phí ngân sách bỏ ra với mức độ đạt được kết quả đầu ra khác nhau để lựa chọn phương án phân bổ nguồn lực ngân sách có hiệu quả nhất. Đây là phương thức quản lý mới, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên, phương thức này u cầu có khn khổ pháp lý đồng bộ và hạ tầng cơng nghệ thơng tin thích ứng, đội ngũ cán bộ cơng chức có tư duy và trình độ quản lý đủ để tiếp cận phương thức tiên tiến.
Thứ ba, tiếp tục áp dụng phương thức chi theo chương trình, dự án đối với
những chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu đã định, trên cơ sở nguồn lực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Phương thức này có ưu điểm nổi bật là đảm bảo tính cân đối giữa mục tiêu chính sách và nguồn tài chính đáp ứng, hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả nhưng đòi hỏi khả năng bao quát và sâu sát của các nhà quản lý ở các bộ, ngành trong xây dựng chương trình mục tiêu để có thể xác định chính xác đối tượng, mục tiêu, nhu cầu kinh phí cho dự án.
Thứ tư, trong thực tiễn, khi phân bổ và đánh giá hiệu quả phân bổ ngân sách
cần kết hợp các phương thức quản lý chi với nhau, không nên từ bỏ hay xem nhẹ một phương thức nào. Tuy nhiên, tập trung vào kết quả đầu ra là đang xu hướng quản lý chi ngân sách của nhiều nước trên thế giới.
Nhóm kiến nghị thứ tƣ, hợp lý hóa các chính sách về con ngƣời:
Một là, thực hiện cơ chế tuyển chọn cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo cấp phòng
theo phương châm cạnh tranh nhân tài để có đội ngũ cơng chức có năng lực thực sự. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước.
Hai là, cung cấp các phương tiện và điều kiện pháp lý cũng như các cơ chế cụ
thể để có thể khuyến khích cơng chức chủ động thực hiện các thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của bản thân và cơ quan, đơn vị.