d. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:
3.3.3. Kiến nghị với UBND Quận
Để có thể hồn thành các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ XI đã đề ra trong điều kiện nguồn lực ln có giới hạn, cần được sử dụng hiệu quả nhất thì liên quan đến góc độ quản lý NSNN, kiến nghị thực hiện những vấn đề sau:
Một là, quán triệt quan điểm và tập trung chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh cải cách
tài chính cơng trong phạm vi thẩm quyền của Quận để góp phần cải cách nền hành chính nhà nước;
Hai là, công khai công tác cán bộ và xây dựng kế hoạch quản lý nguồn nhân
lực chiến lược tại các cơ quan, đơn vị. Trước hết, các CBCC làm cơng tác quản lý nhân sự của quận (Phịng Nội vụ) phải là những người được chun mơn hóa, có kiến thức, trình độ về quản lý con người để có thể tham mưu tốt nhất cho lãnh đạo quận về vấn đề quản lý nhân sự và nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ CBCC tham gia quản lý ngân sách tại các cơ quan hành chính và ĐVSDNS. Đề xuất hồn thiện cơ chế tuyển dụng nhân sự quản lý ngân sách và nhân sự nói chung theo hướng đảm bảo rằng những người trúng tuyển ngoài kiến thức chun mơn cịn phải có khả năng làm việc thực tế, khắc phục trường hợp cơ quan sử dụng lao động là nơi đào tạo lại công chức trúng tuyển như hiện nay;
Ba là, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương,
các cơ quan tham mưu phải kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị, đề xuất cấp trên giải quyết những vấn đề bất hợp lý liên quan đến sử dụng ngân sách, sử dụng tài sản, quản lý con người để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực này;
Bốn là, đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất cho cơng tác chun mơn như máy móc
trang thiết bị và phần mềm quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh việc sử dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý tài chính.
Năm là, tăng cường chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch trong việc quản lý
Tiểu kết Chƣơng 3
Từ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách đã được phân tích tại Chương 2, ở chương cuối, căn cứ vào định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Quận 6, ở chương cuối, luận văn đề ra năm nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, chất lượng đội ngũ CBCC; nguồn lực tài chính, CSVC và nhóm các giải pháp khác có liên quan đến quản lý ngân sách. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp trên.
Trong đó, đối với Bộ Tài chính tác giả đưa ra các kiến nghị (1) hồn thiện cơng tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý NSNN; (2) hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN; (3) sử dụng hợp lý các phương thức quản lý chi và (4) hợp lý hóa các chính sách về con người.
Đối với UBND TP. HCM, tác giả đưa ra các kiến nghị (1) hoàn thiện một số định mức chi cụ thể; (2) kiến nghị cải thiến và hồn thiện cơng tác tổ chức thi tuyển, đào tạo công chức; (3) đẩy mạnh cải cách hành chính và (4) chú trọng cơng tác tổng kết, đánh giá.
Đối với UBND Quận 6, tác giả kiến nghị (1) đẩy mạnh cải cách công tác quản lý tài chính theo phạm vi thẩm quyền của quận quản lý; (2) chú trọng xây dựng và công khai kế hoạch quản lý và phát triển nhân sự; (3) quyết định quản lý kịp thời, hiệu quả; (4) đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý tài chính, quản lý NSNN; và (5) tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý tài sản, tài chính.
Kết luận
Nghiên cứu tình hình quản lý chi NSNN tại Quận 6, luận văn đã trình bày được những vấn đề sau:
Thứ nhất, Chương 1 của luận văn nêu khung lý thuyết chung về quản lý chi
NSNN tại cấp huyện với những nội dung chính bao gồm hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi, tổ chức bộ máy quản lý chi và nội dung quản lý chi ngân sách cấp huyện. Chương này cũng đề cập những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cấp huyện.
Thứ hai, trên cơ sở khung lý thuyết tại Chương 1, Chương 2 trình bày thực
trạng quản lý chi NSNN tại Quận 6 theo trật tự của chu trình ngân sách với các giai đoạn: lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán chi ngân sách. Tại phần này, nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét, đánh giá thực trạng với những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế, là cơ sở để đề ra các giải pháp phần tiếp theo. Theo đó, quận đã đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu cơ bản đối với cơng tác quản lý chi ngân sách. Dự tốn chi được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính và UBND Thành phố; căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và của quận, theo đúng tiêu chuẩn, định mức của nhà nước; đảm bảo cân đối thu – chi và phù hợp với nhu cầu sử dụng; tuân thủ trình tự, thủ tục quy định. Phân bổ ngân sách kịp thời; có sự linh hoạt trong lựa chọn tiêu chí phân bổ cụ thể cho phù hợp tình hình địa phương. Các khoản chi đều được thực hiện căn cứ vào dự tốn được duyệt; đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn và các quy định khác của Nhà nước có liên quan đến quản lý, sử dụng NSNN; chủ động, linh hoạt vận dụng các chính sách có liên quan trong điều hành ngân sách quận. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư khá chặt chẽ, hợp lý, ưu tiên các cơng trình trọng tâm trọng điểm. Chấp hành tốt trình tự, thời gian lập, phê duyệt báo cáo quyết toán NSNN. Tuy nhiên quản lý chi ngân sách tại quận cũng cịn nhiều hạn
chế, khó khăn cần được hồn thiện. Đó là những hạn chế liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ CBCC và nguồn lực tài chính.
Thứ ba, tại Chương 3 cũng là chương cuối, luận văn trình bày định hướng,
mục tiêu và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Quận 6 và một số kiến nghị với các cơ quan chức năng. Với mục tiêu là tiếp tục đẩy mạnh cải cách tài chính cơng, hồn thiện quản lý chi NSNN tại Quận 6 và tại cấp huyện nói chung, năm nhóm giải pháp được đề ra liên quan đến (1) hoàn thiện cơ chế phân cấp, cơ chế ban hành văn bản pháp luật về quản lý ngân sách, đổi mới phương thức quản lý chi NSNN, tăng cường kỷ luật tài chính; (2) sắp xếp, hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN và các mối quan hệ công tác để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ công; (3) nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ quản lý ngân sách, quản lý tài chính, phân định trách nhiệm rõ ràng; (4) các giải pháp về vấn đề tài chính, CSVC và (5) nhóm các giải pháp khác có liên quan đến quản lý ngân sách.