Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 110)

d. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:

3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Một là, có cơ chế ưu đãi thích hợp để tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế

trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tạo điều kiện trẻ hoá, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.

Hai là, đánh giá đúng vai trị của đội ngũ CBCC quản lý tài chính, ngân sách

và kế tốn tại các ĐVSDNS thơng qua chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm và chế độ tiền lương, phụ cấp, chính sách bảo hiểm, các khoản phúc lợi, khen thưởng hợp lý, tương xứng với trách nhiệm của vị trí cơng tác.

Chi trả tiền lương là một gánh nặng tài chính đáng kể. Tuy nhiên, việc cắt giảm biên chế cần xem xét đến những tác dụng tiêu cực mà nó mang lại nếu như không được chuẩn bị kỹ và xem xét trên nhiều phương diện, đó là sự suy giảm kỹ năng nếu những người giỏi ra đi, sự trở lại của hiện tượng thừa nhân viên nếu không làm tốt cơng tác quản lý nguồn lực, hay tình trạng thất nghiệp khi cơng chức khơng có cơ hội tìm kiếm nghề thay thế.

Ba là, việc ban hành hoặc điều chỉnh chính sách chi sau thời điểm bố trí dự

tốn phải đảm bảo nguyên tắc phân cấp ngân sách (giao nhiệm vụ chi phải đồng thời với phân bổ nguồn kinh phí). Bố trí vốn phân cấp phải được thực hiện chậm nhất là trong quý 1 để quận huyện chủ động điều hành sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Bốn là, cần khắc phục ngay tình trạng chậm ban hành hoặc chậm điều chỉnh

các loại đơn giá, định mức chi thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Một số kiến nghị hoàn thiện định mức chi cụ thể nhằm khắc phục các bất hợp lý hiện nay trong phân bổ dự toán ngân sách hàng năm:

+ Đối với định mức phân bổ kinh phí khốn: hiện nay có sự khác biệt khi tính tốn kinh phí khốn phân bổ cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước với các cơ quan của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội. Ngồi 25% phụ cấp cơng vụ được hưởng như các cơ quan hành chính thì người lao động trong cơ quan đảng và đoàn thể còn được hưởng phụ cấp cơng tác đồn thể (bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo) mà khơng nêu rõ mục đích, ý nghĩa của khoản phụ cấp này. Do đó, cần xem xét lại cơ cấu định mức kinh phí khốn để đảm

bảo tính hợp lý và cân đối giữa trách nhiệm với quyền lợi tại các cơ quan thực hiện chế độ khốn chi đồng thời đảm bảo sự cơng bằng giữa các cơ quan này với nhau.

+ Phương pháp phân bổ ngân sách chi khác cần được hoàn thiện. Số liệu giao dự toán chi khác tăng, giảm thất thường các năm qua cho thấy thành phố vẫn còn lúng túng về phương pháp phân bổ. Vì vậy cần xác lập một phương pháp tính tốn khoa học, hợp lý hơn cho nội dung này.

+ Quy định về phân bổ chi thường xuyên NSNN đối với quốc phòng, an ninh cũng chưa rõ ràng, chưa có các mức phân bổ cụ thể. Kinh phí hỗ trợ hoạt động quốc phịng, an ninh được thành phố phân bổ cho các quận huyện theo phương pháp chia bình qn, khơng xem xét đến yếu tố đặc thù địa phương. Do đó, quận phân bổ cho các đơn vị Công an và Ban chỉ huy qn sự cũng khơng theo định mức. Đây chính là điều kiện tạo ra sự chủ quan, không minh bạch trong phân bổ ngân sách;

+ Giao cho cấp huyện quyết định cụ thể mức chi cụ thể trong phạm vi kinh phí được bố trí đối với những trường hợp thiếu định mức chi (hoạt động phong trào đoàn thể, các cuộc giám sát của Mặt trận tổ quốc, chi phí tiêu hao nhiên liệu,…) hoặc chủ động lựa chọn các tiêu chí, định mức phân bổ phù hợp với đặc điểm địa phương trong từng thời kỳ (phân bổ kinh phí cho các trường học, phân bổ kinh phí sinh hoạt hè cho các phường).

Năm là, cải tiến cách thức, nội dung tổ chức thi tuyển công chức để nâng cao

chất lượng đầu vào của đội ngũ CBCC cơ quan hành chính nhà nước, áp dụng hình thức thi tuyển đối với các chức danh lãnh đạo. Bổ sung chức danh thủ quỹ tại các đơn vị giáo dục mầm non để việc quản lý tài chính tại đơn vị được chặt chẽ hơn.

Sáu là, hoàn thiện phương thức đào tạo CBCC theo hướng tăng cường thực

hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế để công tác đào tạo mang lại hiệu quả cao. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo cần căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của cơ quan, tổ chức thay vì chủ quan áp đặt từ trên xuống.

Bảy là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính mà đặc biệt là tinh thần và thái

sách. Tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra cơng chức ngành tài chính, kho bạc, thanh tra, kiểm tốn trong q trình thực hiện nhiệm vụ, xử lý nghiêm minh và công bằng các trường hợp nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật.

Tám là, tổ chức tổng kết, đánh giá mơ hình tổ chức và chất lượng hoạt động

của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý ngân sách, nhằm phổ biến kinh nghiệm, cải thiện hiệu quả cơng tác; xác lập mơ hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của cấp huyện, cấp xã và của các ban ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 110)