Hoàn thiện chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 101)

d. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:

3.2.3. Hoàn thiện chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nƣớc

Đội ngũ CBCC là chủ thể của công tác quản lý. Quản lý CBCC là quản lý một nguồn lực quan trọng của nền hành chính nhà nước. Từ những năm 1980, thuật ngữ “quản lý nguồn nhân lực” được sử dụng thay thế dần cho thuật ngữ “quản lý nhân sự”. Đây là nhận thức mang lại sự thay đổi về bản chất của hoạt động quản lý con người, đề cao vai trị của con người trong tổ chức. Theo đó, quản lý nguồn nhân lực quan tâm nhiều hơn đến việc khai thác và tận dụng các nguồn lực của người lao động.

Một trong năm mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 mà Chính phủ đề ra là “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.

Để hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực làm công tác quản lý NSNN cấp huyện, không thể bỏ qua ảnh hưởng chi phối của các CBCC tham gia vào quá trình quản lý thuế hoặc lập ngân sách. Do đó cần quan tâm các giải pháp liên quan đến những vấn đề sau:

- Các cơ quan, đơn vị cần lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chiến lược của tổ chức mình trong từng giai đoạn, nhằm có được nguồn nhân lực như mong muốn trong tương lai.

- Cần đổi mới đồng bộ các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ, tạo nguồn cán bộ giỏi về tài chính ngân sách. Bố trí cán bộ vào những vị trí cơng việc thích hợp trong lĩnh vực tài chính ngân sách với khả năng của từng người để phát huy thế mạnh của họ và đảm bảo khối lượng công việc hợp lý với quỹ thời gian của cơng chức.

- Xây dựng quy trình làm việc khoa học cùng các mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, các nhóm nhân viên và giữa các cơ quan, đơn vị để chuyên nghiệp hóa cơng việc quản lý ngân sách. Đồng thời, cần xây dựng một cơ cấu tổ chức linh hoạt để thích ứng với mơi trường hành chính ngày càng phức tạp và khơng ngừng biến đổi hiện nay. Có thể xây dựng cấu trúc nhân sự theo hướng đa nhiệm.

- Xây dựng các giá trị văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là chất kết dính, giúp gắn bó các cá nhân trong một tổ chức, tạo điều kiện để các thành viên thấy mình có ý nghĩa trong tổ chức.

- Vai trị của đội ngũ nhân sự làm cơng tác quản lý ngân sách tại các ĐVSDNS Quận 6 hiện nay, mà nhất là kế toán tại UBND phường và đơn vị sự nghiệp chưa được đánh giá đúng mức. Thể hiện trong cách phân cơng cơng việc, trong bình chọn thi đua, trong định hướng phát triển nhân sự. Vì vậy hồn thiện các chính sách về con người là một yêu cầu tất yếu.

Hai là, những yếu tố thuộc về cá nhân

- Trước hết, phải kể đến vai trò của các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý nguồn nhân lực.

+ Các nhà lãnh đạo, quản lý ở cấp quận là người thiết kế các chính sách, kế hoạch của địa phương, đơn vị mình, cũng là chủ thể áp dụng các chính sách quản lý nguồn nhân lực và duy trì mối quan hệ giữa các đơn vị, bộ phận. Do đó, họ phải có

kiến thức, năng lực quản lý nguồn lực con người trong tổ chức; có trách nhiệm phát hiện, khai thác các tiềm năng của con người và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức để từ đó có kế hoạch bố trí, đào tạo, bồi dưỡng hợp lý; tạo động lực, tạo môi trường làm việc hiệu quả; phải kiểm tra, giúp đỡ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên.

- Kiến thức và kỹ năng của người lao động quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược về quản lý nguồn nhân lực. Nếu người lao động khơng có đủ kiến thức, kỹ năng để hiểu và thực hiện các kế hoạch về nhân sự thì kế hoạch đó vẫn chỉ là trên giấy. Vì thế, để hồn thiện chất lượng đội ngũ CBCC cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Xây dựng một đội ngũ công chức, viên chức có trình độ chun mơn phù hợp, có năng lực thực tế và các kỹ năng liên quan để có thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao;

+ Chuẩn hóa chất lượng CBCC với việc hoàn chỉnh cơ chế tuyển dụng; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ; bổ sung, cập nhật kiến thức nhằm đáp ứng có hiệu quả yêu cầu quản lý kinh tế mới và nhu cầu hiện đại hóa hệ thống quản lý ngân sách;

+ Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách; giáo dục phẩm chất đạo đức cho CBCC trực tiếp làm công tác quản lý tài chính, ngân sách để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

- Quán triệt cho công chức lãnh đạo và chuyên viên quan điểm và nhận thức về cải cách hành chính một cách thơng suốt, đầy đủ; có quyết tâm chính trị, ý chí cải cách hành chính mạnh mẽ, nhất quán và liên tục, không chần chừ, lảng tránh; đội ngũ cơng chức phải có nhiệm cao và thiếu tính chun nghiệp khi thực thi cơng việc, áp dụng phương pháp tiến tiến, nhạy bén đổi mới, không tham nhũng, không sách nhiễu nhân dân.

- Chất lượng của các đại biểu HĐND cũng là vấn đề đáng quan tâm, khi HĐND đã được tổ chức lại ở cấp huyện và cấp xã. Để nâng cao chất lượng công tác

giám sát phải quan tâm tới năng lực của các đại biểu HĐND cấp huyện. Thành phố và quận, huyện phải có kế hoạch thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức nghiệp vụ về quản lý tài chính, quản lý ngân sách cho HĐND trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định ngân sách địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 101)