d. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:
3.2.5. Nhóm các giải pháp khác
- Thường xuyên rà soát, kiến nghị cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quản lý NSNN (thủ tục lập dự toán, điều chỉnh dự toán, thủ tục thoái thu; thanh lý, điều chuyển tài sản;…) theo hướng ngày càng đơn giản, thuận lợi hơn cho ĐVS- DNS, cho người dân và doanh nghiệp.
- Bổ sung và hồn thiện hệ thống cơng cụ hỗ trợ công tác quản lý ngân sách, quản lý tài sản công như: chế độ hạch tốn kế tốn, phần mềm quản lý tài chính và tài sản, sự kết nối thơng tin, các quy định về xử lý trách nhiệm sai phạm, cơ chế bảo vệ người thực thi công vụ.
- Cải cách chính sách giáo dục và đào tạo theo hướng chú trọng thực hành, rèn luyện các kỹ năng; công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cần gắn với định hướng phát triển đất nước và nhu cầu của xã hội.
- Tập trung, kiên quyết thực hiện công tác chỉnh lý tài liệu và chấn chỉnh việc lưu trữ hồ sơ. Đặc biệt, hồ sơ về chi NSNN thuộc danh mục các tài liệu phải được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ tập trung của thành phố. Đây đang là vấn đề nan giải của các cơ quan, đơn vị bởi trong một thời gian dài, chúng ta đã xao nhãng công việc này. Hậu quả là hiện nay, trong hệ thống cơ quan hành chính tồn đọng một khối lượng hồ sơ khổng lồ, để hoàn thành việc chỉnh lý cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
- Cần chú trọng công tác báo cáo tổng kết của các ngành chuyên môn, nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động quản lý ngân sách trong từng giai đoạn của chu trình ngân sách, để từ đó rút kinh nghiệm cho kế hoạch công tác năm sau.