c. Trình tự báo cáo quyết toán chi NSNN * Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hộ
Mục tiêu của quản lý tài chính cơng hay quản lý tài chính tư nhân đều nhằm thu được lợi ích cao nhất nhưng với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên lợi ích được tư nhân quan tâm chủ yếu là lợi ích kinh tế của riêng mình. Cịn lợi ích mà Nhà nước quan tâm phải là lợi ích tổng thể, cả về kinh tế, cả về xã hội ở tầm vĩ mô.
Là một bộ phận quan trọng của quản lý tài chính cơng, quản lý NSNN có mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Điều kiện kinh tế - xã hội ban đầu là cơ sở cho việc huy động nguồn lực vật chất và con người cho công tác quản lý, điều hành ngân sách.
NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia thơng qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Quản lý ngân sách hiệu quả, đúng mục tiêu giúp duy trì các hoạt động kinh tế một cách ổn định và tăng dần tích lũy để ngày càng phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, góp phần vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Nguồn lực NSNN dồi dào và được sử dụng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu quản lý xã hội về mọi mặt, thực hiện mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.
Sự ổn định về xã hội (chính trị - xã hội) là cơ sở để động viên mọi nguồn lực quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, sự ổn định xã hội cũng hình thành nên mơi
trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định về chính trị đã giúp cho Việt Nam đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay và trở thành một trong những thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngước ngồi.
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Ở Việt Nam trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần, Chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở đi đơi với hồn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.