Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 50)

c. Trình tự báo cáo quyết toán chi NSNN * Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Nguyên, tỉnh Nghệ An

Hưng Nguyên là huyện đồng bằng phụ cận Thành phố Vinh về phía tây. Là một trong những huyện trọng điểm về lũ lụt, úng ngập, hạn hán và nguy cơ nước mặn xâm nhập ngày càng cao. Kinh tế có mức tăng trưởng hợp lý, bình quân đạt 9,48%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ tăng từ tăng, nông nghiệp giảm. Trong những năm qua, kinh nghiệm của Huyện trong quản lý chi ngân sách là:

Thứ nhất, trong quá trình quản lý chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản

chi ngân sách; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

Thứ hai, quản lý chi NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và

phương diện phân cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối NSTW và NSĐP nhằm phát huy vai trị của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, kiểm tra quyết toán chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản

lý chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.

Thứ tư, cơng tác kiểm tra, thanh tra và kiểm tốn quản lý NSNN luôn coi trọng

hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

1.4.2. Kinh nghiệm rút ra đối với Quận 6, TP. HCM

Từ nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN của Quận 1, TP. HCM và huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân

sách. Do đó, điều hành ngân sách cần quan tâm đến chính sách ni dưỡng nguồn thu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tạo lập mơi trường sống và môi trường kinh doanh thuận lợi là cơ sở tăng thu ngân sách để tăng tính chủ động cho cân đối chi ngân sách.

Thứ hai, chấp hành nghiêm các chính sách kinh tế của Chính phủ góp phần ổn

định nền kinh tế của đất nước. Tập trung nguồn lực ngân sách để chi cho các lĩnh vực trong tâm, trọng điểm giúp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, hạn chế tối đa việc giải quyết bổ sung kinh phí cho những nội dung phát sinh nhỏ lẻ.

Thứ ba, để phát triển một địa phương cần xác định một hoặc một số lĩnh vực

là thế mạnh của địa phương và ưu tiên tập trung bố trí kinh phí cho hoạt động của lĩnh vực đó, như cách tạo ra một đầu tàu kéo theo toa tàu kinh tế - xã hội địa phương.

Thứ tư, trong công tác đầu tư XDCB cần kiên quyết xử lý nợ đọng nhằm giải

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chương 1, luận văn đã trình bày lý luận chung, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về chi NSNN và vấn đề phân cấp quản lý chi NSNN cho cấp huyện và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Đặc biệt là tập trung trình bày nội dung công tác quản lý chi NSNN với các nhiệm vụ cơ bản là lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán chi ngân sách theo đúng các yêu cầu, nguyên tắc mà luật pháp quy định. Qua đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu của chu trình ngân sách, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình quản lý chi NSNN tại cấp huyện và yêu cầu về sự phối hợp, hỗ trợ nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cơ quan, đơn vị nhằm làm cho công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện đúng pháp luật và có hiệu quả.

Cơ sở lý luận ở Chương 1 sẽ là nền tảng để phân tích thực trạng quản lý chi NSNN tại Quận 6 ở Chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện ở Chương 3.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận 6 thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)