Hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách để giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 34 - 35)

Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

1.3.2. Hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách để giảm nghèo bền

nghèo bền vững

Chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo về cơ bản đã được đáp ứng theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và có thể coi đây là chính sách chung cho việc giảm nghèo nhanh và bền vững cho tất cả các huyện nghèo. Nghị quyết đã đưa ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và đến năm 2020 với các chỉ tiêu phải đạt được cho từng thời kỳ. Đồng thời, Nghị quyết đã ban hành một số cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo như: hỗ trợ vay vốn tín dụng, đào tạo, dạy nghề, y tế, trợ giúp pháp lý, chính sách cán bộ,… Đây là những cơ chế, chính sách, giải pháp lớn mang tính đột phá, hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất và xây dựng CSHT để giúp nhân dân 61 huyện nghèo GNBV. Chính phủ giao cho các Bộ, ngành chỉ đạo hỗ trợ theo lĩnh vực, các công ty, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ các huyện nghèo.

Nhà nước tạo môi trường pháp lý bình đẳng, có các chính sách về ưu đãi, khuyến khích phát triển. Tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các mô hình kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động, thực hiện chiến lược GNBV.

Vai trò Nhà nước là phải xây dựng được một nền hành chính trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm ở tất cả các cấp, có khả năng xây dựng chính sách và cung ứng các dịch vụ nhằm khuyến khích cơ hội

thoát nghèo. Để đạt được mục đích này phải xây dựng một hệ thống hành chính với cơ chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của đất nước để đạt mục tiêu GNBV. Cải cách hành chính là nhằm đảm bảo cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng (CSHT),… Tăng cường dân chủ cơ sở, thúc đẩy sự tham gia của người dân, trong đó có người nghèo vào hoạch định chính sách và thực hiện chính sách được thể hiện rõ nét qua thực tiễn áp dụng Quy chế dân chủ cơ sở. Chính quyền địa phương phải thực hiện dân chủ, công khai khi thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án cần ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại địa phương để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)