Bài học đối với huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 47 - 50)

Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

1.4.3. Bài học đối với huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

Qua phân tích một số kinh nghiệm GNBV quốc tế và một số địa phương trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi như sau:

+ Thứ nhất: Tạo cơ hội cho người nghèo: Cần triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, tập trung đầu tư có hiệu quả vào các xã nghèo. Có các chính sách hỗ trợ khuyến khích GNBV cho hộ nghèo và cận nghèo, giải pháp riêng cho nhóm đối tượng đặc biệt: DTTS, người tàn tật và phụ nữ. Tăng cường việc huy động mọi thành phần xã hội tham gia hỗ trợ người nghèo. Tạo cơ hội cho người nghèo không nhất thiết phải bằng hình thức vay vốn ưu đãi. Điều mà người nghèo cần là làm thế nào để sử dụng đồng vốn có hiệu quả để tự thoát nghèo.

+ Thứ hai, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: đa dạng hóa hình thức cung ứng các dịch vụ y tế, giáo dục,… Với nguồn lực ban đầu, nhiệm vụ của Nhà nước là tìm ra phương pháp cung ứng hiệu quả nhất, tạo ra tinh cạnh tranh giữa khu vực công và khu vực tư để nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ Thứ ba, phải tiến hành điều tra đúng quy trình, chính xác đối tượng để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, với những phân tích có tính căn cứ khoa học, thực tiễn của vùng khác nhau. Từ đó, có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ, nguyên nhân đói nghèo của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở để có những chính sách, giải pháp GNBV cụ thể. Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện công tác giảm nghèo.

+ Thứ tư, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm làm chuyển biến nhận thức từ cán bộ đến nhân dân về tầm quan trọng cũng như tính cấp bách trong công tác giảm nghèo để động viên toàn xã hội chăm lo

cho người nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, huy động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm cùng thực hiện mục tiêu GNBV trong đó cần làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo, không ỷ lại trong chờ vào Nhà nước, xây dựng ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo.

+ Thứ năm, huyện phải huy động tối đa và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình dự án phát triển KTXH trong và ngoài nước cho chương trình giảm nghèo. Đặc biệt là các nguồn đầu tư phải có tác động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc, phụ nữ nghèo, các xã điều kiện phát triển còn khó khăn.

+ Thứ sáu, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, kể cả cán bộ đoàn thể. Tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm GNBV… trong tập huấn chú trọng nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn, kỹ năng thực hành như tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch dự án giảm nghèo, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo…

+ Thứ bảy, thực hiện dự án với phương pháp có sự tham gia của người nghèo và cộng đồng xã hội, từ đó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có, để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đạt kết quả cao. Đồng thời, xây dựng, nhân rộng các nhân tố và mô hình giảm nghèo hiệu quả, qua đó rút kinh nghiệm từng loại hình để phổ biến, chú trọng đến mực độ tham gia của người nghèo.

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã hệ thống hóa các khái niệm và làm sáng tỏ lý luận về nghèo đói. Tổng kết vai trò của Nhà nước trong “tấn công đói nghèo” và khẳng định Nhà nước giữ vai trò quan trọng, khách quan trong việc đưa ra các chính sách và giải quyết đói nghèo. Phân tích các nội dung QLNN về GNBV, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các CTGN. Bên cạnh đó, cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm GN của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước và trong tỉnh đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trong giải quyết đói nghèo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN TÂY TRÀ TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)