Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 50 - 53)

Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Tây Trà

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tây Trà có chung đường địa giới hành chính với 3 huyện cùng tỉnh và huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dài đường địa giới hành chính là 101.375 m.

Diện tích tự nhiên 33.776,07 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp 29.200,4 ha; diện tích đất phi nông nghiệp 1.524,1 ha; diện tích đất chưa sử dụng 3.051,23 ha.

Huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Trà Phong, Trà Thọ, Trà Xinh, Trà Quân, Trà Khê, Trà Thanh, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Trung với 36 thôn. Các thôn trên địa bàn huyện thuộc diện thôn đặc biệt khó khăn, xã miền núi vùng cao với địa hình rất phức tạp có nhiều đồi núi cao hiểm trở là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình Tây Trà bị chia cắt mạnh bởi sông núi. Là một huyện miền núi nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, Tây Trà có độ cao trung bình 500 - 700m, địa hình thấp dần từ tây sang đông, độ dốc bình quân 15 – 200, chủ yếu là đồi núi. Giữa các khối núi có các thung lũng sâu và đồng bằng rất hẹp. Tài nguyên chủ yếu là rừng tự nhiên với hệ động thực vật khá phong phú. Đất ở Tây Trà chủ yếu là đất triền dốc, thích hợp với cây quế và một số cây trồng khác.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Địa bàn Tây Trà có khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa lớn, nắng nóng gắt, thường gây ra hạn hán, lũ lụt. Lượng mưa trung bình năm lên đến 3.450mm, thường gây ra lụt lớn, lũ quét, sạt lở núi. Khi mưa dông có sấm xét dữ dội, có lúc đánh chết người. Do điều kiện khí hậu không thuận lợi nên phần nào đó đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện gặp những khó khăn nhất định

2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất đai

Theo bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Ngãi (năm 1998, theo tiêu chuẩn của FAO - UNESCO) thì Tây Trà có 02 nhóm đất chính: nhóm đất xám (AC) chiếm đến 96,46%, nhóm đất phù sa chỉ chiếm 3,54% diện tích tự nhiên (dọc theo các con sông). Đất đai ở đây rất cần cỗi, đất chủ yếu là đất pha cát, nghèo dinh dưỡng nên ảnh hưởng đến việc canh tác, sản xuất nông - lâm nghiệp của người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tây Trà, hiệu quả thấp.

Bảng 2.1: Tổng hợp các loại đất trên địa bàn huyện Tây Trà

STT LOẠI ĐẤT hiệu Ký Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 33845.58

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 30582.62

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9535.93

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1582.39

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 434.85

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1147.54

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7953.54

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 21046.69

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 8360.96

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 12685.73

STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 1936.07

2.1 Đất ở OCT 152.88

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 152.88

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1245.25

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 5.29

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1.21

2.2.3 Đất an ninh CAN 0.57

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 20.01 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2.23 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1215.94

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 49.34 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 488.55 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0.05 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 1326.89

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3.46

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1323.42 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS

4 Đất có mặt nước ven biển MVB 4.1

Đất mặt nước ven biển nuôi

trồng thuỷ sản MVT

4.2

Đất mặt nước ven biển có rừng

ngập mặn MVR

4.3

Đất mặt nước ven biển có mục

đích khác MVK

* Tài nguyên rừng

Rừng tự nhiên ở Tây Trà thường là rừng gỗ lá rộng, rừng già còn lại không nhiều. Do việc đốt nương làm rẫy, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất đai bị xói mòn.

Diện tích rừng tự nhiên hiện có 9.987,58 ha, trong đó: rừng sản xuất 1.168,87 ha, rừng phòng hộ 8.055,32 ha; rừng loại khác 763,39 ha.

Động, thực vật cũng rất đa dạng về chủng loại, thực vật rừng có nhiều loại gỗ quý: Lim, táu, gõ, dỗi,… Động vật rừng có nhiều loại quý như Trăn, Hổ, nai, chồn, rắn,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)