Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo
2.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo ở huyện Tây Trà, tỉnh Quảng
2.3.3. Huy động và quản lý các nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững
bền vững
* Ngân sách trung ương bố trí trực tiếp để thực hiện các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a:
- Giai đoạn 2013-2017 ngân sách trung ương hỗ trợ cho huyện Tây Trà: 371.054.88 triệu đồng để thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a trên địa bàn, trong đó;
+ Vốn đầu tư phát triển (duy tu bão dưỡng các công trình): 26.646.88 triệu đồng.
+ Vốn sự nghiệp hỗ trợ sản xuất: 97.282 triệu đồng; + Vốn đầu tư CSHT: 247.126 triệu đồng.
Bảng 2.8. Ngân sách trung ương hỗ trợ giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Năm Tổng Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp
1 2013 69.211.31 51.444.31 17.767.00 2 2014 86.466.77 56.351.79 30.114.98 3 2015 77.292.75 47.186.61 30.106.14 4 2016 65.051.35 44.810.00 20.241.35 5 2017 73.032.70 49.290.90 23.741.80 Tổng cộng 371.054.88 249.083.61 121.971.27
Qua 5 năm, tổng vốn được bố trí mới đáp ứng chưa đầy 33% so với nhu cầu vốn theo Đề án đã phê duyệt. (Nhu cầu vốn 30a theo Đề án được duyệt: 600.000 triệu đồng)
* Huy động nguồn vốn xây dựng CSHT tại xã trên địa bàn huyện. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT thiết yếu cho các xã nghèo thuộc đối tượng của Chương trình 135 và Chương trình 30a. Công tác đầu tư toàn xã hội được quan tâm chỉ đạo, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.424.275 triệu đồng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, nâng cấp, bộ mặt nông thôn của huyện từng bước được thay đổi. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2013-2017 đạt 249.083.61 triệu đồng. Xây dựng 30 tuyến đường từ xã về thôn được thông suốt; hệ thống điện được đầu tư cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, đến thời điểm hiện nay có 9/9 xã được phủ lưới điện quốc gia, 90% số hộ được sử dụng điện; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 80% (Nghị quyết số 23 là 85%); hệ thống kênh mương được đầu tư nâng cấp, xây dựng kiên cố hóa, đảm bảo nước tưới cho 13,9% diện tích lúa nước. Hệ thống CSHT thiết yêu ở các xã có bước phát triển nhanh, nhất là hệ thống giao thông. Đến nay, 08/09 xã có đường ô tô đến trung tâm huyện, riêng xã Trà Nham chưa có đường nhựa đang triển khai thi công, đa số đường đi lại ở các xã rất khó khăn, vừa nhỏ hẹp, ngoàn nghèo, có độ dốc lớn, hai bên đường là các vực sâu, 100% tất cả các xã đều có trường tiểu học và Trung học cơ sở, có Trạm y tế; 100% số xã được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình cung cấp nước sinh hoạt,… Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
2.3.4. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
- Xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo từ tỉnh đến xã, đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các chính sách giảm nghèo một cách tập trung nhất, trong đó ở
cấp xã bố trí một cán bộ chuyên trách theo dõi riêng công tác giảm nghèo; ở cấp huyện bổ sung biên chế và kinh phí cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; ở tỉnh thành lập Văn phòng giảm nghèo thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tham mưu toàn diện lĩnh vực công tác giảm nghèo.
+ Cấp huyện
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo UBND huyện xây dựng đề án, chương trình, dự án giảm nghèo. Đồng thời là đơn vị có trách nhiệm tổ chức theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác giảm nghèo. Cơ cấu cán bộ phòng có 6 người, gồm: 1 trưởng phòng, 01 phó phòng và 3 chuyên viên, 01 kế toán; Trình độ đào tạo 5 đại học và 1 trung cấp.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện các chế độ, chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội; hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội; tổng hợp thống kê số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Tây Trà.
Phòng Dân tộc có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định cuộc sống đối với dân tộc thiểu số; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác trên địa bàn thị xã. Cơ cấu cán bộ phòng Dân tộc có 3 người, gồm: 1 trưởng phòng, và 02 chuyên viên, trình độ đào tạo là Đại học.
Nhìn chung công chức thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo ở cấp huyện có trình độ, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác. Tuy nhiên với khối lượng công việc ngày càng tăng mà số biên chế giao còn ít nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiệm vụ chung của ngành.
Cấp xã
Công chức, cán bộ cấp xã thực hiện công tác giảm nghèo có tổng số 09 người; trong đó người dân tộc thiểu số 07 người chiếm tỷ lệ 74,4%,
Công chức cấp xã với chức danh Văn hóa – xã hội thực hiện chuyên trách công tác giảm nghèo và thực hiện chính sách ở cấp xã. Đội ngũ này chưa được ổn định về số lượng, tuy nhiên chưa qua đào tạo chuyên môn nên ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ giảm nghèo.
- Đồng thời, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tiến hành thường xuyên, gắn với công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Công tác luân chuyển, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và tiến hành đồng bộ, gắn với quy hoạch. Đặc biệt, huyện đã mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ xã, bố trí cán bộ trẻ, có năng lực, được đào tạo bài bản vào các vị trí chủ chốt ở xã nhằm giúp địa phương đó thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo tạo bước chuyển quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương;
- Chú trọng thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong thực hiện chính sách giảm nghèo.
- Thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo các cấp, đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã. Phân công thành viên Ban Chỉ đạo các cấp phụ trách,
theo dõi tại cấp huyện, xã; Thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã phụ trách các thôn, các tổ.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Trang bị những kỹ năng, kiến thức cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp. Phân công các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo; Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo; Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng.
- Điều tra, rà soát, thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo các cấp.
2.3.5. Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
- Kiểm tra, giám sát là hoạt động thường xuyên của Nhà nước ở cấp huyện đảm bảo các chương trình dự án thực hiện đầu tư và xây dựng đúng quy trình, quy định và đạt hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngoài bộ phận giám sát chuyên ngành theo quy định của Nhà nước, huyện tổ chức và động viên khuyến khích các hoạt động giám sát cộng đồng (Ban thanh tra nhân dân) tại các xã, thôn. Tất cả các hoạt động kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng trên địa bàn đều được huyện thực hiện công khai và có thông tin rộng rãi. Huyện tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra theo ý kiến người dân phản ánh và phát hiện được các sai phạm. Nhờ vậy, đã phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong thi công các dự án. Nhiều công trình xây dựng có hiện tượng làm thất thoát vốn đầu tư đã được kiểm tra thanh tra và ngăn chặn, xử lý.
Mặt khác, việc cấp vốn cho các dự án đầu tư chậm, không đúng thời điểm (mùa mưa cấp vốn làm đường, mùa nắng thì vốn mua giống cây để trồng,…) Nhưng nhờ sự kiểm tra giám sát thường xuyên của cơ quan có thẩm
quyền nên tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng đã phần nào được hạn chế.
- Hơn nữa, qua kiểm tra giám sát, huyện đã phát hiện nhiều bất cập trong đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi khác như công trình nước sinh hoạt đầu tư tại các thôn, xã sử dụng không hiệu quả, thiếu vốn duy tu bão dưỡng, tính bền vững của công trình kèm hiệu quat; một số công trình trong thiết kế có nhiều sai sót, hay không phát huy được hiệu quả,… gây thất thoát tài sản nhà nước. Những vấn đề này, đã được huyện chỉ đạo khắc phục và điều chỉnh kịp thời. Qua kiểm tra, giám sát huyện Tây Trà đã rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm quý định hướng để chương trình đi đúng hướng.