Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
1.3.3. Huy động các nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững
Nhà nước huy động bằng nhiều chương trình dự án, kêu gọi đầu tư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, xây dựng CSHT thiết yếu (giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện, chợ,…) phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt cho các huyện nghèo. Thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, tư liệu sản xuất, kỹ thuật,… phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người nghèo. Thực hiện Chương trình 135, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP bảo đảm về cơ bản phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; đào tạo cán bộ xã, thôn. Từng bước thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm dân cư.
Trong quá trình thực hiện chương trình GNBV tại các huyện nghèo là phải đề cao vai trò đối tượng được giảm nghèo, đây được coi là động lực chính cho quá trình GNBV thành công. Đối tượng người nghèo tại các huyện nghèo được nhà nước quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chương trình nên thường thụ động, ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước.
Do vậy, vai trò của Nhà nước càng cần được nêu cao trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân được hưởng lợi từ các chương trình GNBV phải nỗ lực vươn lên. Người dân cần phải ý thức được rằng sự hỗ trợ của Nhà nước, xã hội chỉ là khuyến khích, tạo động lực cho người nghèo hăng hái lao động sản xuất để thoát nghèo. Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ là giúp gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để giảm nghèo bền vững; Giảm nghèo sẽ không hiệu quả nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn đấu vươn lên. Nhà nước trợ giúp, người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì Nhà nước còn tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế.