Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo
3.4. Kiến nghị
3.4.2. Đối với tỉnh
- Cấp tỉnh là cấp trực tiếp chỉ đạo GNBV trên địa bàn tỉnh, vì vậy: + Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, CSGN của Trung ương và tỉnh. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để tìm ra các giải pháp GNBV từ đó nhân rộng ra các địa phương khác.
+ Chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo GN tỉnh thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra, giám sát Chương trình hỗ trợ GN giai đoạn 2016-2020; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo.
+ Cần phải cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; cần quan tâm, tập trung hơn nữa vào việc xây dựng và thực hiện một số chính sách liên quan đến đồng bào DTTS như: chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS, chính sách cử tuyển, bố trí sử dụng cán bộ là DTTS. Chính sách giúp đỡ, đỡ đầu xã kết nghĩa nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và triển khai chính sách giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
+ Cần có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành trong việc nghiêm túc thực hiện đánh giá tổng kết các chính sách giảm nghèo từng năm, từng giai đoạn. Trên cơ sở đó để tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để có giải pháp phù hợp hơn cho giai đoạn tiếp theo.
+ Chỉ đạo Sở Lao động – TBXH tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chính sách, khuyến khích thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 4 về việc thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020; nghiên cứu vận dụng xây dựng CSGN phù hợp với đặc thù vùng núi, DTTS trên địa bàn tỉnh.
+ Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện cùng thực hiện hỗ trợ vốn trong một thời gian để thực hiện lồng ghép vốn trong các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo vùng DTTS trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh cơ chế phân cấp cho các xã trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vì cấp xã là cấp trực tiếp quản lý các đối tượng được thụ hưởng và có khả năng huy động được nguồn lực của địa phương và của chính đối tượng thụ hưởng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo ở địa phương cũng như ở vùng DTTS.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ thực trạng và hạn chế trong QLNN về GN trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn đã đi vào tập trung đề ra những giải pháp, những quan điểm nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi như: Đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững; Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình giảm nghèo; Nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách giảm nghèo; Tăng cường nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; Đẩy mạnh xã hội hóa giảm nghèo bền vững; Tăng cường kiểm soát, đánh giá hiệu quả các chương trình giảm nghèo.
Trong nội dung chương 3, Luận văn đã đưa ra những giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiện giảm nghẻo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà. Đồng thời, đã đề xuất một số kiến nghị đối với Trung ương, các Bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Quảng Ngãi có cơ chế, chính sách phù hợp góp phần thực hiện công cuộc xây dựng đất nước, giảm nghèo bền vững trong cả nước nói chung và huyện Tây Trà nói riêng.
KẾT LUẬN
Huyện Tây Trà là huyện miền núi vùng cao phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế của đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Vì vậy, thực hiện mục tiêu quốc gia GNBV có ý nghĩa quan trọng tạo ra động lực phát triển KTXH, nâng cao mức sống cho đồng bào DTTS.
Luận văn “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn; đồng thời, phân tích làm rõ thực trạng hiệu quả GN và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả GNBV. Những nội dung mà luận văn đạt được là:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về QLNN đối với đói nghèo, GNBV; các nhân tố tác động đến tăng trưởng, phát triển KTXH và GNBV; phân tích vai trờ QLNN trong thực hiện mục tiêu GN nhanh và bền vững.
2. Phân tích những điều kiện tự nhiên, KTXH ở huyện Tây Trà đã tác động đến GNBV. Phân tích thực trạng nghèo, GN và hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án GN. Đánh giá kết quả, thành tựu, đồng thời tìm ra nguyên nhân hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách GNBV.
3. Xuất phát từ những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề mới phát sinh, đặt ra cần giải quyết. Luận văn đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả GNBV trên địa bàn huyện Tây Trà, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo;
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội cùng với sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân. Chương trình GNBV trên địa bàn huyện đang phát huy hiệu quả tích cực và đạt mục tiêu GNBV như kế hoạch đề ra.
Làm rõ sự cần thiết khách quan về tăng cường vai trò QLNN đối với công tác GNBV nói chung và tăng cường QLNN trong thực hiện GNBV ở huyện miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về GNBV ở huyện Tây Trà, tổng kết, đánh giá thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện các chính sách giảm nghèo giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về GNBV góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả GN từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Vân Anh (2010), Nghiên cứu giải pháp xóa đói giảm nghèo cho nông dân ở huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế và QTKD Thái nguyên.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Báo cáo kết quả 01 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Lào Cai 17/12/2009.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2003), Báo cáo sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm 2001-2003, nhiệm vụ và giải pháp 2004-2005.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004): Số liệu thống kê xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 và 2001-2003, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (ngày 12/2/2009).
6. Bộ Lao động, TB&XH và chương trình hợp tác Việt – Đức về XĐGN (2003),“Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Quảng Trị”, Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Công (2007), “Tác động của Chương trình 135 tới xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
8. Trần Xuân Cầu (2013), Đại học KTQD, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nxb ĐKTQD, Hà Nội.
9. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008) Đại học KTQD, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXb ĐHKTQD, Hà Nội.
10. Chính phủ (2008): Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
11. Chính phủ (2011): Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nhanh và bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
12. Hà Chí Công (2011), Hoàn thiện quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
13. Trần Đình Đàn (2002), Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
14. Trần Thị Hằng (2000), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Hoa (2009), “Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
16. Trương Thị Thanh Hoa (2016), “Quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” Luận văn Thạc sĩ Hành chính công, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung.
17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Khoa Kinh tế phát triển (2005), Kinh tế học phát triển (Chương trình cử nhân), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Lê Quốc Lý (2010), Chính sách xóa đói giảm nghèo – thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Ngân hàng Thế giới (2000), Báo cáo tình hình phát triển thế giới 2000/2001:Tấn công đói nghèo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Phát triển nông thôn (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng Ninh Thuận, Hà Nội.
21. Ngân hàng Thế giới (2004), Nghèo, Hà Nội
22. Nguyễn Xuân Nghiêm (2015), “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân tộc Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công, Cơ sở Khu vực Học viện Hành chính khu vực miền Trung.
23. Đinh Ngọc Minh (1999), Những bài học kinh nghiệm tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Ngụ Quang Minh (chủ biên, (1999), Tác động kinh tế của Nhà nước góp phần xoá đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Kinh tế phát triển, Nxb Lao động, Hà Nội.
26. Quốc hội (2011): Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09/11/2011 của Quốc hội về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020; 27. Quốc hội (2015): Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
28. Quốc hội (2005): Luật Giáo dục.
29. Chu Tiến Quang và tập thể tác giả (2001), Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
31. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lực phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
32. Trung tâm từ điển học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 33. Trung tâm Phát triển Nông thôn và WB “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng động tại Ninh Thuận” (Hà Nội, 2003).
34. Thái Phúc Thành ,Khó khăn và thử thách đối với lao động ,việc làm ở nông thôn và một số giải pháp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Tạp chí Lao động xã hội, số 355, Hà Nội 3/2009.
35. Lê Ngọc Thắng (2010), Công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiếu số, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Mặt trận số 79.
36. UNDP (1995), Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.
37. UNDP (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia cộng đồng tại Hà Giang, Hà Nội.
38. UNDP và AusAID (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội.
39. Ủy ban nhân dân huyện Tây Trà (2014), Báo cáo sơ kết 05 năm (2009-2013) thực hiện Nghị quyết 30a về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện Tây Trà.
40. Ủy ban nhân dân huyện Tây Trà (2015), Báo cáo tổng kết thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015.
41. Ủy ban nhân dân huyện Tây Trà (2015), Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 05 năm (2011-2015), đình hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.
42. Ủy ban nhân dân huyện Tây Trà (2016), Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tây Trà từ năm 2016 đến năm 2020.
43. Ủy ban nhân dân huyện Tây Trà (2016), Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tây Trà giai đoạn 2016- 2020.
44. Viện Phát triển ngân hàng thế giới (1997), Tài liệu đào tạo về quản lý kinh tế, Nxb Hà Nội.
45. Viện ngôn ngữ (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
46. Văn phòng Chính phủ Việt Nam (1997), Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Viện Phát triển kinh tế Ngân hàng thế giới, Tài liệu đào tạo về quản lý kinh tế, học trình 11- xóa đói giảm nghèo, Nxb Hà Nội.