Tăng cường kiểm soát, đánh giá hiệu quả các chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 123 - 125)

Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa

3.3.7. Tăng cường kiểm soát, đánh giá hiệu quả các chương trình giảm nghèo

giảm nghèo trên địa bàn huyện Tây Trà

- Cơ chế thực hiện các dự án, chương trình về GNBV trên địa bàn huyện Tây Trà: Cơ chế phân cấp, trao quyền cho cơ sở:

+ Đối với các dự án đầu tư: Thực hiện phương thức trao quyền, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư trọn gói về tài chính theo kế hoạch; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách, chỉ đạo xây dựng dự án cụ thể giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo những mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đề ra.

Địa phương xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; sắp xếp thứ tự ưu tiên; triển khai thực hiện chương trình GNBV ở thôn, xã; quản lý nguồn lực; giám sát và đánh giá.

- Cơ quan liên quan hoặc địa phương quản lý, trực tiếp triển khai sử dụng nguồn vốn, có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình và số lượng giải ngân nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện và khả năng linh hoạt thích ứng nhanh chóng với nhu cầu vốn khi xảy ra biến động. Đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch và kết hợp với chính sách nghiêm trị các hành vi tham nhũng, cắt xén ngân sách của giảm nghèo bền vững để tránh làm thất thoát vốn.

- Các cơ quan QLNN thực hiện chức năng của mình thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện và tiến hành kiểm tra giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, giải pháp để thực hiện tốt hơn. Để đảm bảo cho sự thành công của một chương trình thì vấn đề kiểm tra giám sát hết sức quan trọng bởi vì kết quả cuối cùng của bất kì một quá trình nào cũng được xác định thông qua công tác kiểm tra đánh giá. Kết quả kiểm tra đánh giá phải được sử dụng để hoàn thiện công tác quản lý chứ không chỉ kiểm tra, đánh giá mang tính hình thức.

- Đặc thù là huyện nghèo thì hầu hết như các chương trình, dự án đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển KTXH, giảm nghèo nhanh và bền vững. Do đó, kiểm soát và đánh giá hiệu quả các CTGN là một công việc vô cùng quan trọng vì nó sẽ biết chính sách được triển khai đến đúng đối tượng hay không, nguồn lực có sử dụng đúng mục đích hay không,…

- Đặc biệt, kiểm soát và đánh giá hiệu quả các CTGN giúp cho chúng ta phát hiện ra những điểm bất hợp lý của chính sách, tháo gỡ vướng mắc và hạn chế tối đa tiêu cực trong quá trình tổ chức thực hiện từ đó có quyết định điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động giám sát, phản biện của xã hội của các cơ quan chức năng và người dân.

- Đánh giá hiệu quả các CTGN phải được tiến hành định kỳ hàng năm và cho cả giai đoạn thực hiện chính sách, muốn đánh giá đúng, khách quan thì phải làm tốt quá trình kiểm soát. Tuy nhiên, hiệu quả của các chương trình, CSGN không thể tác động ngay được. Vì vậy, sau khoảng ba năm thực hiện cần tiến hành đánh giá nghiêm túc để xem chính sách đó có thực sự có ý nghĩa hay không.

Như vậy, có theo dõi đánh giá thường xuyên mới rút được kinh nghiệm và tìm ra các mô hình tốt nhất. Đánh giá giúp gắn kết trách nhiệm với kết quả đạt được. Ngoài ra, còn tăng cường sự giám sát cộng đồng, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội dân sự.

Thực hiện đúng các quy định về đầu tư, đấu thầu, cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo. Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu thi công không đáp ứng năng lực, xử lý và thay thế các cán bộ Ban quản lý dự án không có năng lực và có hành vi nhũng nhiều, giao trách nhiệm giám sát quản lý các chương trình đầu tư cho xã. Đặc biệt với các dấu hiệu vi phạm tham những, làm trái, gây thất thoát, lãng phí phải kiên quyết xử lý kịp thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)