Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 44 - 47)

Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

* Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh:

- Diện tích đất tự nhiên của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh có 44 ngàn ha nhưng được chia làm 5 vùng:

+ Các xã ở vùng 1 (bãi ngang): Có 10 xã thì 5 xã nghèo, đông dân lại ít đất hầu như không có công trình thủy lợi.

+ Các xã vùng Bắc Hà: Thủy lợi khó khăn, đất đai cằn cỗi, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển.

+ Các xã vùng cửa biển: Không có công trình thủy lợi, dân đông, đât cát, đất bạc màu nhưng làm nghề biển và phát triển được ngành nghề dịch vụ nên kinh tế và mức sống khá hơn hai vùng đã nêu trên.

+ Các xã vùng núi phía Tây huyện: Đất nông nghiệp nhiều nhưng thiếu thốn CSHT. Tỷ lệ nghèo cao, có 02 xã tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%.

+ Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nước, thuận tiện về giao thông, thủy lợi nhưng bình quân đất nông nghiệp cho một khẩu lại độc canh nên gặp không ít khó khăn trong giảm nghèo.

Qua việc nghiên cứu nghèo đói ở những vùng sinh thái khác nhau, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhận ra rằng: Giảm nghèo vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể. Do vậy, trong chỉ đạo phải sâu sát, vận dụng cơ chế chính sách chung và điều kiện cụ thể một cách linh hoạt. Từ nhận thức đó, huyện đều có chỉ đạo điểm hoặc xây dựng các mô hình điểm.

* Huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Sơn Tây là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi, với diện tích tự nhiên là 38.149 ha, gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã, có ba dân tộc Ca Dong, Kinh, Hre cùng sinh sống, dân số khoảng 20.000 người. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện miền núi Sơn Tây đã phát huy tinh thần đoàn kết, phát huy tiềm năng thế mạnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện Sơn Tây từ 16 - 17%. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2016 đạt 714,5 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.

Từ chỗ sản xuất theo hình thức chọc lỗ bỏ hạt, phá rừng làm nương rẫy là chính, đến nay người dân đã đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây nguyên liệu.

100% xã đã có đường giao thông kiên cố hóa, các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, đảm bảo nước tưới cho sản xuất; các công trình nước sinh hoạt đã đầu tư xây dựng đến tận khu dân cư, 100% xã đã có mạng lưới điện đến trung tâm xã, trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã được đầu tư đồng bộ, các công trình phúc lợi như: chợ, nhà văn hóa, hệ thống trường học từ huyện đến xã từng bước được xây dựng.

Huyện Sơn Tây tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát huy lợi thế của huyện và điều kiện sản xuất để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách hiệu quả theo hướng bền vững và tiết kiệm nước; phát triển lâm nghiệp bền vững, giúp người dân vươn lên làm giàu từ rừng, có trách nhiệm bảo vệ rừng.

Huyện tiếp tục phục hồi, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc, chủ yếu là nghề đan, nghề dệt, nghề rèn, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa; tập trung mọi nguồn lực và điều kiện để giảm nhanh chênh lệch về chất lượng giáo dục các cấp so với mặt bằng chung của tỉnh.

Bên cạnh đó, huyện triển khai có hiệu quả đào tạo nghề với giải quyết việc làm; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; giữ gìn, phát huy và bảo tồn các bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ca Dong; tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo quốc phòng an ninh tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)