Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo
3.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về GNBV
về GNBV
3.1.1. Quan điểm
Giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Trong giai đoạn 2011-2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Quốc hội, Chính phủ, với sự nỗ lực liên tục, không ngừng của các cấp, các ngành và toàn xã hội, mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% (năm 2010), xuống còn 4,25% (năm 2015); cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, đời sống người dân không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội; thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Vì vậy để đạt được những mục tiêu chung về giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tại các địa bàn nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần giảm số hộ nghèo bình quân cả nước từ 1-1,5%/năm theo chuẩn nghèo giai
đoạn 2016-2020, trong đó số hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã nghèo giảm bình quân trên 4%/năm.
Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện các văn bản như: Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP); Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị Quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị Quyết số 80/NQ-CP); Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; Thủ tướng Chính phủ ban hành: Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020
XĐGN là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, xã hội và người dân để XĐGN, phát triển KTXH. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc XĐGN.
GNBV đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận TQVN, các Hội, đoàn thể nhân dân; đồng thời, phát huy vai trò làm chủ của
người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình.
3.1.2. Định hướng về GNBV
Định hướng GNBV không chỉ có ý nghĩa đối với việc hình thành các giải pháp mà còn có ý nghĩa đối với việc nhìn nhận vai trò của người nghèo cũng như tạo điều kiện, môi trường để người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Về dài hạn, GNBV phải chú trọng giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập ở nông thôn theo hướng tăng cường chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên cơ sở khuyến khích phát triển công nghiệp và dịch vụ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn qua đào tạo, dạy nghề; phát triển thị trường, lao động lành mạnh và hỗ trợ lao động nông thôn về tài chính, đất đai, khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường hiệu quả.
- Về ngắn hạn, cần phải triển khai một số nội dung cụ thể như sau: Hỗ trợ duy trì phát triển sản xuất nông nghiệp để ổn định lương thực tại chỗ thông qua các gói hỗ trợ như: tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên đầu tư phát triển cây trồng, con vật nuôi có thế mạnh của vùng, xây dựng phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả KTXH.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu tư vào các huyện nghèo có sử dụng nhiều lao động; ưu tiên đầu tư xây dựng CSHT phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân; phân loại đối tượng nhằm thực hiện các chính sách an sinh xã hội và có các giải pháp phù hợp với các nhóm đối tượng cụ thể.
Xây dựng quy hoạch phát triển KTXH ứng phó được với các rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu; đồng thời, phát triển chiến lược sinh kế bền vững để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống người nghèo. GNBV được xác định là phải gắn kết với phát triển hệ thống các dịch vụ xã hội như: y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, hạ tầng, thông tin,… gắn với các thị trường lao
động, vốn, hàng hóa, đất đai,… với các giải pháp chủ yếu được xác định là: Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ giáo dục – đào tạo; y tế; dinh dưỡng; nhà ở; tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ người nghèo thụ hưởng văn hóa thông tin,… Triển khai thực hiện các CSGN đặc thù đúng đối tượng phù hợp với người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, người DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
* Định hướng giảm nghèo đa chiều của Đảng và Nhà nước
- Việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều đã tạo được sự đồng thuận về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội; cần xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể; đồng thời, không làm xáo trộn hệ thống CSGN hiện hành, không làm tăng ngân sách, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả.
- Việc chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo theo cách tiếp cận đa chiều sẽ tạo điều kiện để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân để có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn với nhu cầu và đặc tính của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Từ đó tạo cơ hội để các địa phương trong cả nước thực hiện bền vững hơn các chính sách giảm nghèo.
Đối với vấn đề giảm nghèo cho các tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì giảm nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm khắc phục, hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập, nhưng lại nghèo về các khía cạnh khác. Thay vì chỉ xem xét nghèo theo thu nhập, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường, không được tiếp thông tin cũng được xác định là nghèo. Cái nghèo không chỉ gắn liền với sự thiếu thốn thu nhập hay chi tiêu, mà còn là việc không được thoả mãn các nhu cầu cơ bản khác của con người. Với mục đích tác động tốt hơn, toàn diện hơn đến người nghèo, việc chuyển đổi đánh giá nghèo từ đơn chiều
sang đa chiều nhằm giúp đảm bảo mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững. Thông tin về tình trạng nghèo đa chiều cũng giúp theo dõi tiến trình giảm nghèo và đánh giá tác động của các nhóm chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội qua thời gian giữa các vùng, các nhóm dân cư để điều chỉnh cho phù hợp… Để đảm bảo thực hiện các chính sách giảm nghèo đa chiều bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 - 1,5%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đặt ra nhiều giải pháp quan trọng như: đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình MTQG GNBV ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản ĐBKK; trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, cả đa phương, song phương và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; đồng thời, tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình;…
Như vậy, nhìn một cách tổng quan, việc xác định nghèo theo chuẩn đa chiều sẽ tạo ra thêm nhiều thách thức mới cho công tác xóa đói giảm nghèo, nhưng đó cũng là những cơ hội để ngành chuyên môn nhìn nhận
đúng bản chất, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Từ đó có thêm nhiều giải pháp và cách tiếp cận để thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo một cách thực chất và bền vững.