Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 105 - 109)

Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa

3.3.2. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình giảm nghèo

* Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các Hội, đoàn thể và Nhân dân

GNBV là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị các cấp, thực hiện mục tiêu GNBV nhằm mang lại cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho người dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền các cấp. Đảng bộ, chính quyền các cấp cần xác định công tác GN là nhiệm vụ chính trị hàng đầu được thực hiện thường xuyên, liên tục, quá trình thực hiện phải lấy lợi ích của người dân là lợi ích cao nhất từ đó tăng cường chỉ đạo, tập trung công sức, trí lực để triển khai đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa các chương trình, dự án đầu tư tại địa phương. Việc thực hiện chính sách phải công khai, dân chủ, công bằng xuất phát từ nhu cầu của người dân trên cơ sở định hướng của cơ quan QLNN. GNBV là tạo ra một động lực để phát triển toàn diện, vững chắc KTXH của huyện. Để phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo bằng nhiều hình thức, hoạt động phong phú để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện giảm nghèo bền vững, khơi dậy ý chí chủ động, trách nhiệm tự lực vươn lên của người nghèo, nâng cao năng lực cộng đồng, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững. Mỗi hộ nghèo, người nghèo và xã phải tích cực học tập, tìm việc làm, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

+ Ủy ban Mặt trận TQVN và các Hội, đoàn thể tích cực phát động các phong trào hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo để thoát nghèo bền vững; tổ chức vận động các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ, sẽ chia để người nghèo vươn lên thoát nghèo. Vận động thực hiện phong trào thi đua

“Tây Trà chung sức xây dựng nông thôn mới” và Chương trình phát động “Giảm một hộ nghèo” do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện phát động theo Kết luận 107.

+ Đảng ủy xã phải có Nghị quyết chuyên đề về GNBV cho từng năm làm cơ sở cho UBND xã đề ra kế hoạch GN, điều chỉnh các mục tiêu phát triển KTXH cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo GN đứng điểm ở các thôn.

+ Sự tham gia của người dân, trong đó có người nghèo vào các hoạt động hoạch định chính sách và thực hiện chính sách được thể hiện rõ nét qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở xã. Chính quyền địa phương phải thực hiện dân chủ, đưa ra dân bàn bạc, góp ý các chương trình, dự án,… Trong quá trình thực hiện các công trình, dự án cần ưu tiên sử dụng lao động ở địa phương để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo. Tất cả các chương trình dự án GN phải có sự tham gia của người dân từ khâu chọn mục tiêu, kế hoạch thực hiện,.. và chịu sự giám sát, kiểm tra của nhân dân mà nòng cốt là Ban thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và một số Hội, đoàn thể của xã. Có như vậy các chương trình, dự án cho xã nghèo, vùng nghèo mới có hiệu quả và người nghèo mới thực sự được hưởng lợi từ các chương trình này. + Tăng cường thực hiện trao đổi thông tin hai chiều giữa Nhà nước và nhân dân để truyền đạt thông tin và lấy ý kiến phản hồi thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp, nhằm giúp nhân dân nắm bắt kịp thời, chính xác chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thực hiện các chính sách công khai, minh bạch, hạn chế tiêu cực nảy sinh trong sử dụng ngân sách và các quỹ hỗ trợ.

+ Khối Dân vận làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Phải làm cho người dân nhận thức được rằng các chương trình, dự

án chỉ mang tính chất hỗ trợ còn muốn thoát nghèo thực sự cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân người nghèo. Ngoài các chính sách của Trung ương cần tập trung tuyên truyền các chính sách của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Tây Trà về thực hiện các chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn toàn tỉnh như: Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 4 về việc thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 25/10/2017 của HĐND huyện khóa III về việc thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững huyện Tây Trà giai đoạn 2016-2020, UBND huyện Tây Trà cũng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà giai đoạn 2016-2020,…

+ Tổ chức công tác điều tra, quản lý hộ nghèo: Hàng năm, tiến hành điều tra chính xác hộ nghèo, phân loại đối tượng hộ nghèo làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các giải pháp GNBV phù hợp. Tách riêng đối tượng hộ nghèo chính sách không có khả năng lao động, thường xuyên phải trợ cấp từ ngân sách và các nguồn tài trợ, nhằm xác định chính xác tỷ lệ hộ nghèo, nhóm đối tượng hộ nghèo cần phải tác động để họ tự vươn lên thoát nghèo.

* Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo

- Huyện Tây Trà cần thực hiện nhanh chương trình đào tạo cán bộ xã nghèo do Nghị quyết 30a vạch ra là: Tăng cường chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở

các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương. Có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện luân chuyển công chức hoặc cán bộ lãnh đạo cấp huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt tại địa phương như Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã,….để triển khai thực hiện cơ chế, chính sách GNBV theo Quyết định số 676-QĐ/HU ngày 29/8/2017 của Huyện ủy Tây Trà. Trên địa bàn huyện Tây Trà có tiếp nhận 05 trí thức trẻ theo Đề án 600 của Chính phủ về làm Phó Chủ tịch xã và có 07 trí thức Đề án 500 bố trí công chức xã, thực tế hiệu quả 02 Đề án này không cao nhưng phần nào cũng góp phần công sức về GNBV tại địa phương.

+ Công chức đảm nhiệm công tác giảm nghèo phải tập huấn kỹ về nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm. Việc điều tra hộ nghèo phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, phát huy tốt dân chủ ở cơ sở. Thường xuyên cập nhật thông tin và báo cáo chính xác, kịp thời nhằm phục vụ tốt cho triển khai thực hiện các chính sách đạt hiệu quả

- Việc thực hiện các chương trình XĐGN, phát triển KTXH tại các huyện phụ thuộc vào trình độ năng lực chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ. Khi đã xác định được trách nhiệm và có tâm huyết với công việc thì mỗi cán bộ sẽ có phương pháp làm việc tốt hơn, đầu tư nhiều công sức hơn cho công việc được giao. Cán bộ phải chủ động hướng dẫn, làm cùng người dân, giúp bà con tiếp cận cái mới, tận mắt nhìn thấy kết quả để tin tưởng và làm theo. Cần có quy định chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm cán bộ với công việc được

giao, khen thưởng khi cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và có chế tài xử lý khi cán bộ vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ.

- Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ từ cấp huyện đến cơ sở, một điều hết sức quan tâm là cần có chế độ đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ cán bộ địa phương ở cơ sở. Công chức Lao động – TBXH kiêm cán bộ giảm nghèo hưởng phụ cấp 0.3 lương tối thiểu từ Ngân sách tỉnh. Do vậy, cần có chế độ đãi ngộ thích đáng hơn cho cán bộ cơ sở để họ yên tâm công tác cống hiến cho công việc được nhiều hơn. Thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển từ huyện về giúp cho các xã nghèo; có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

- UBND huyện Tây Trà ban hành Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 30/3/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện Tây Trà giai đoạn 2016-2020 để xuyên suốt triển khai thực hiện các Chương trình trên địa bàn.

- Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo giảm nghèo ở cấp cơ sở, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các ban chỉ đạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở. Tăng cường mỗi xã một cán bộ làm công tác giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp cho phù hợp với nhiệm vụ, sát với thực tiễn nhằm nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo. Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp là công tác giảm nghèo ở huyện, các xã nhằm trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về công tác dân vận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)