Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa
3.3.5. Tăng cường nguồn lực đầu tư giảm nghèo bền vững
* Đầu tư xây dựng phát triển CSHT
- Huyện cần tập trung đầu tư xây dựng mạng lưới hạ tầng và các công trình trọng điểm phục vụ cho mục tiêu phát triển KTXH, CSHT đầu tư xây dựng phải đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới theo quy định của Nhà nước.
- Trong thực hiện xâu dựng phát triển CSHT cần tăng cường công tác QLNN trên lĩnh vực đầu tư xây dựng, củng cố và phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân trong quá trình thi công xây dựng, thực hiện rộng rãi hình thức đấu thầu trong các hoạt động xây lắp.
- Đẩy mạnh công tác QLNN về đất đai, hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tập trung ở các xã.
- Để nâng cao năng lực xây dựng CSHT nông thôn, cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Tập trung xây dựng CSHT đồng bộ ở các xã, vì đây là địa bàn 100% là đồng bào DTTS, có tỷ lệ hộ nghèo cao mà nguyên nhân là thiếu hạ tầng thiết yếu. Huyện cần tranh thủ các nguồn vốn của TW, của tỉnh, và các tổ chức phi chính phủ đầu tư để phát triển CSHT.
+ Hoàn chỉnh và phát triển mạng lưới điện nông thôn là một nội dung rất quan trọng để tạo điều kiện phát triển sản xuất, dịch vụ, thu mua chế biến nông sản cũng như chuyển giao công nghệ cho nông dân, nó vừa phục vụ cho sản xuất và là nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống cho người dân. Đến nay, 09/09 xã đã có điện lưới quốc gia.
+ Trong quá trình xây dựng các công trình CSHT ở các xã, Huyện, Tỉnh và TW cần có giải pháp sử dụng nhiều lao động tại chỗ, như vậy sẽ tạo điều kiện để người nghèo có thêm thu nhập, đó chính là một giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người nghèo.
+ Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả phục vụ các công trình sau đầu tư thì cần tiếp tục tiến hành phân cấp các quyết định tài chính để thúc đẩy sự linh hoạt và năng động của các cấp chính quyền địa phương.
+ Xây dựng CSHT phải lấy ý kiến từ người dân, thôn, xã, các cơ quan ban ngành, Mặt trận, các Hội đoàn thể các cấp nhằm phát huy tính dân chủ, công khai, tránh những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện.
* Phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người nghèo
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, phát triển các thế mạnh của địa phương, chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phát triển các mô hình: nông - lâm kết hợp;
kinh tế trang trại; kinh tế hộ gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Huy động nhiều nguồn vốn ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, phát huy tốt quy trình “dạy nghề - giúp vốn – giải quyết việc làm” góp phần đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm tại địa phương.
- Kêu gọi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty đầu tư trên địa bàn huyện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để khai thác thế lợi về tự nhiên và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện và các ngành liên quan giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo.
- Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, trước hết phổ cập nghề cho lao động phổ thông, đặc biệt ở nông thôn để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, tăng cơ hội và khả năng chọn việc làm. Phát triển các sản phẩm mang tính đặc thù, có lợi thế, sử dụng nguồn lao động cũng như nguyên liệu của địa phương như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đan lát, quấn chổi đót,...
- Thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các chương trình dự án khác nhau để phát triển KTXH, thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đặc biệt các nguồn đầu tư phải có tác động trực tiếp đến hộ nghèo người dân đồng bào DTTS, phụ nữ.