Đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 104 - 105)

Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa

3.3.1. Đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững

- Đổi mới tư duy của công chức và nâng cao nhận thức cho người làm công tác giảm nghèo

Quán triệt tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã về tầm quan trọng của giảm nghèo bền vững, coi việc giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hệ thống chính trị, làm cho cán bộ gần dân, quan tâm đến đời sống của nhân dân.

Nhà nước cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể và có biện pháp giám sát quá trình thực thi chính sách giảm nghèo, làm cho cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo luôn có thái độ làm việc đúng đắn, công tâm, minh bạch, đảm bảo khách quan công bằng tránh tình trạng do quen thân thì đưa họ vào hộ nghèo để thụ hưởng chính sách trong khi những người thực sự nghèo thì không được đưa vào dach sách để thụ hưởng các chính sách giảm nghèo.

- Nâng cao nhận thức cho người nghèo trong việc vươn lên thoát nghèo + Trên địa bàn huyện, hàng năm cần tổ chức các cuộc họp, đối thoại, lắng nghe tâm tư nhu cầu nguyện vọng của người nghèo, tìm hiểu xem người nghèo mong muốn điều gì. Qua đó, các bộ công chức hiểu được tâm tư nguyện vọng để thay đổi cách thức thực hiện, đảm bảo hiệu quả thực hiện chính sách.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các chính sách thụ hưởng của người nghèo, đảm bảo quyền và lợi ích cho người nghèo, hộ nghèo, giúp người nghèo có động lực vươn lên thoát nghèo và nâng cao nhận thức của người dân về công tác GNBV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)