Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 36 - 40)

Sơ đồ : Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

1.3.4. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Trong công tác xóa đói giảm nghèo, cần phải xây dựng bộ máy chuyên trách cho XĐGN, vì bộ máy XĐGN hiện nay đều là kiêm nhiệm từ Trung ương đến địa phương. Việc không có bộ máy chuyên trách làm nảy sinh vấn đề là không có người đứng ra tổ chức thực hiện chính sách, cũng như tham mưu cho các cấp, tính trách nhiệm không cao, mặt khác nhiều hoạt động như điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm không được bố trí kinh phí thực hiện, dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao. Giai đoạn tới, cần phải coi công tác XĐGN như một nghề, nếu coi đó chỉ là phong trào thì không thể xóa nghèo bền vững.

Xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo từ Trung ương đến địa phương đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các chính sách giảm nghèo một cách tập trung nhất, trong đó ở cấp xã bố trí một cán bộ chuyên trách theo dõi riêng công tác giảm nghèo; ở cấp huyện bổ sung biên chế và kinh phí cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; ở tỉnh thành lập Văn phòng giảm nghèo thuộc Sở Lao

động - Thương binh và Xã hội để tham mưu toàn diện lĩnh vực công tác giảm nghèo; ở Trung ương thành lập Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 được thành lập tại Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 12/6/2011), luôn chủ động trong tham mưu giúp lãnh đạo Bộ, giúp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai điều hành kịp thời các văn bản, chính sách, quản lý nhà nước về giảm nghèo.Thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, đồng thời quy hoạch, sử dụng, bố trí hợp lý, ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chú trọng củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên ở cơ sở; nâng cao năng lực làm việc, đạo đức nghề nghiệp và hiệu suất công tác. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong thực hiện chính sách giảm nghèo.

Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ BAN CHỈ ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO QUỐC GIA

Bộ NN&P TNT Ủy ban Dân tộc Bộ LĐTB&XH Văn phòng XĐGN CÁC BỘ KHÁC Bộ Kế hoạc h và Đầu tư Bộ Tài chính UBND Tỉnh Ban XĐGN tỉnh UBND huyện Ban XĐGN huyện UBND Xã Ban XĐGN xã Trưởng thôn Nhóm XĐGN Thôn

Sơ đồ: Phân cấp quản lý Chương trình giảm nghèo

Như vậy, chúng ta cần thực hiện tốt hai nhóm vấn đề là chính sách giảm nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Chính sách giảm nghèo được các Bộ, ngành tham gia. Ngành Lao động - TBXH là cơ quan thường trực, điều phối, kiểm tra, đánh giá… Các địa phương cũng phải tăng cường vai trò của cơ quan thường trực để gắn kết với các sở, các cơ quan, ban ngành và làm công tác tham mưu tốt hơn nữa trong XĐGN.

1.3.5. Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Để đánh giá được khách quan, trung thực, có chất lượng chương trình đòi hỏi các thông tin thu thập phải đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, sát thực và phải được cập nhật thường xuyên. Nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, đánh giá để đảm bảo chương trình GNBV được thực hiện hiệu quả cao nhất. Qua thực hiện bộc lộ những bất cập sẽ có những điều chỉnh kịp thời để định hướng mục tiêu của nhân dân.

Mục đích của việc kiểm tra giám sát nhằm kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 ở các cấp địa phương, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện.

Nội dung kiểm tra giám sát về công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong từng năm, từng giai đoạn; kiểm tra việc thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo như: Chương trình 30a, chương trình 135; tín dụng ưu đãi; hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo, người cận nghèo và người dân tộc thiểu số; hỗ trợ về y tế; hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, cận nghèo; hỗ trợ về nhà ở; trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác; các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, đối tượng yếu thế.

Quá trình tổ chức kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo bền vững thực hiện theo sự hướng dẫn của các sở, ban ngành và theo quy định của Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Tổng hợp, báo cáo cho cơ quan liên quan để tổng hợp chung báo cáo UBND tỉnh và Bộ, ngành Trung ương theo quy định.

Vai trò của Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo được thể hiện rõ trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Nghị quyết ra đời và đi vào thực hiện ở 61 huyện nghèo được xem là đòn bẩy thúc đẩy KTXH các huyện nghèo phát triển.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của quốc tế và một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN tây TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)