11 Tên xã
Dân số Dân tộc Lao động
Tổng
số Nữ Kinh Kor H're Ca dong Dân tộc khác Tổng nguồn lao động Lao động trong độ tuổi Trong đó Nông, lâm nghiệp Thương mại, dịch vụ Trong đó: DV công Công nghiệp xây dựng 1 Trà Phong 4,714 2,274 721 3,956 19 10 8 2,769 2,292 1,918 768 467 83 2 Trà Xinh 2,099 1,068 15 22 239 1,822 1 1,010 1,024 857 135 101 18 3 Trà Thọ 2,122 1,047 55 2,017 38 12 0 1,091 1,041 871 189 106 31 4 Trà Trung 518 270 19 486 12 1 0 384 342 285 91 74 8 5 Trà Nham 1,987 966 90 1,897 0 0 0 973 977 818 143 100 12 6 Trà Lãnh 2,015 972 41 1,970 0 4 0 1,037 982 822 195 113 20 7 Trà Quân 1,966 977 82 1,884 0 0 0 944 970 811 126 97 7 8 Trà Khê 1,747 844 34 1,710 0 3 0 862 857 718 135 99 9 9 Trà Thanh 2,202 1,059 92 2,110 0 0 0 1,073 1,064 890 168 108 15 TỔNG CỘNG 19,370 9,477 1,149 16,502 308 1,852 9 10,143 9,549 7,990 1,950 1,265 203 Nguồn: UBND huyện Tây Trà
- Dân số trên địa bàn huyện Tây Trà chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiếu số chiếm tỷ lệ 98%, trình độ dân trí người dân còn thấp, phong tục tập quán sản xuất lạc hậu nên phần nào đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Tây Trà
- Công tác xuất khẩu lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được chỉ đạo thực hiện.
- Hiện nay, trên địa bàn huyện Tây Trà chỉ có 01 cơ ở đào tạo nghề, đó là Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện. Cơ sở đào tạo nghề đã đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, thực hiện liên kết để đa dạng loại hình đào tạo, nhân rộng các mô hình đào tạo có hiệu quả; mở rộng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo; gắn đào tạo nghề với đào tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
+ Giai đoạn 2012 – 2017, đã đào tạo nghề cho 657 lao động, trong đó, trung cấp nghề: 45 người; sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 03 tháng: 630 người, bình quân 135 lao động/năm; tạo việc làm mới cho 769 người, bình quân 159 người/năm.
+ Công tác giảm nghèo được chỉ đạo mạnh mẽ, toàn huyện đã giảm 4,54% hộ nghèo (tương đương 178 hộ), năm 2017 tỉ lệ hộ nghèo ở huyện là 70,08%
+ Ngoài ra, thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho các đối tượng người có công cách mạng, bảo trợ xã hội, chế độ cho học sinh, ưu đãi giáo dục, giải quyết chế độ mai táng phí, với tổng kinh phí chi trả là 18.986,081 triệu đồng. Kịp thời cấp phát quà của Chủ tịch Nước, tỉnh cho các đối tượng người có công, hộ gia đình có công trong dịp Tết Nguyên đán và ngày thương binh, liệt sĩ; thăm và chúc Tết cổ truyền các gia đình chính sách tiêu biểu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ. Thực hiện điều dưỡng cho
229 người có công với cách mạng. Tiếp nhận và xuất cấp phát 128,095 tấn gạo (Chính phủ hỗ trợ và gạo dự trữ khắc phục lũ lụt) cho hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán và trợ cấp khắc phục hậu quả thiên tai.
- Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình
+ Công tác y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh tiếp tục được quan tâm, tinh thần và thái độ phục vụ, nâng cao y đức tiếp tục nâng lên, từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém.
+ Công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Tiếp tục duy trì, đảm bảo cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra thường xuyên. Tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm, có 10,5% cặp vợ chồng sinh con thứ 3, giảm 0,74% so với năm 2015; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%, tỷ số giới tính khi sinh 120 nam/100 nữ.
- Công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc
Kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chính sách định canh, định cư, chính sách cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu, chính sách người có uy tín; các chính sách theo Quyết định: số 102, số 56, số 2085... của Thủ tướng Chính phủ. Tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc và miền núi trong năm 2017 là 32.286 triệu đồng (Trong đó: Chương trình 135 là 10.426 triệu đồng, Chương trình 30a 21.860 triệu đồng) đã phân bổ đầu tư và triển khai thi công 14 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các thôn, khu dân cư.
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến giảm nghèo bền vững của huyện Tây Trà. nghèo bền vững của huyện Tây Trà.
Điều kiện tự nhiên và KTXH của huyện đã tác động ảnh hưởng đến hoạt động giảm nghèo bền vững trên cả 02 khía cạnh thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi
- Trước hết, trong bối cảnh chung nền kinh tế nước ta đã hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ mở ra một bước phát triển mới cho tương lai. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế sẽ tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tốt, phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng vùng, chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện, tiềm năng và nội lực từng bước được nâng lên, lĩnh vực xã hội đã được quan tâm nhiều hơn. Nhiều cơ chế, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước được triển khai và cụ thể hóa, phù hợp như chính sách giảm nghèo đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo.
+ Huyện Tây Trà có diện tích đất đồi, đất pha cát lớn tuy không màu mỡ nhưng lại là lợi thế cho người dân Tây Trà trồng các loại cây công nghiệp như keo, quế, cây ăn quả, lồ ô, dược liệu…; diện tích rừng cũng còn nhiều nên có động vật quý, lâm sản; các con suối có nguồn nước dồi dào, độ dốc lớn nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện;… Các điều kiện thuận lợi đó nếu sử dụng và khai thác hợp lý có ý nghĩa lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
- Đảng, Nhà nước tiếp tục có nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo nhằm giảm nghèo bền vững. Điều đó tạo cơ hội lớn cho việc giảm nghèo nhanh và bền vững được thực thi nhanh chóng. Cùng với sự phát triển KTXH, tăng cường nguồn lực đầu tư thì nhận thức của người dân đã từng bước được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể tăng cường chỉ đạo, quản lý, tuyên truyền đảm bảo các chính sách giảm nghèo được thực thi công khai dân chủ.
+ Nguồn vốn 30a, 135 của Chính phủ, huyện Tây Trà đã hỗ trợ, cấp phát hàng nghìn gốc chuối mốc, chuối Đồng Nai, dứa, keo, quế, cau, mít, các
loại cây ăn quả khác,… cho người dân trồng, rất phù hợp điều kiện thổ nhưỡng nên được người dân đầu tư phát triển mạnh. Đây là hai loại cây có đầu ra ổn định, dễ sản xuất và người dân có thu nhập cao. Trên cơ sở quy hoạch, huyện tạo mọi điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn đầu tư, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế vừa và nhỏ, kinh tế gia trại, trang trại và kinh tế nhóm hộ. Cùng với đó, huyện đã khảo sát, nghiên cứu mô hình trồng cây dược liệu cà gai leo; xây dựng đề án trồng quế và trồng cây bản địa gỗ quý, nghiên cứu trồng cây Thiên Ngân (cây gáo vàng) của Thái-lan…
+ Cùng với cây trồng chủ lực, huyện Tây Trà chú trọng phát triển chăn nuôi; hỗ trợ nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân đầu tư mô hình nuôi heo siêu nạc, heo rừng lai, nuôi dê và phát triển nhanh đàn bò với gần 5.000 con, đàn gia cầm hơn 25.000 con, mô hình nuôi cá nước ngọt,…. Tuy nhiên, người dân hiện nay chưa tận dụng được lợi thế để đưa chăn nuôi trở thành sản phẩm hàng hóa. Chăn nuôi chủ yếu theo hướng chăn thả tự nhiên, chất lượng sản phẩm thấp, không chủ động được nguồn giống và nguồn thức ăn…
+ Cấp ủy, chính quyền huyện Tây Trà đã tập trung chỉ đạo đầu tư các công trình, dự án cấp bách, có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân để dồn sức thực hiện. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân, doanh nghiệp để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng nông thôn mới...”.
Hiện nay, huyện Tây Trà xác định cây quế, keo, chè và lồ ô… là những loại cây trồng chủ lực giúp người dân giảm nghèo, bởi đầu ra các cây này tương đối ổn định, dễ sản xuất.
* Khó khăn:
phải nhiều thách thức lớn như: Bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát, thay đổi KTXH khi hội nhập, sức ép dân số, thiên tai và biến đổi khí hậu,… Nhiều thách thức đã, đang và sẽ tiếp tục tác động đến GNBV của cả nước nói chung và Tây Trà, Quảng Ngãi nói riêng
+ Xuất phát điểm của huyện Tây Trà có nền kinh tế phát triển thấp, cơ cấu kinh tế vẫn còn lạc hậu, tuy có sự tăng trưởng khá nhưng chất lượng phát triển còn thấp. Thu ngân sách trên địa bàn huyện chưa đảm bảo chi. Hệ thống CSHT có bước phát triển khá nhưng vẫn còn nhiều yếu kém và chưa đồng bộ. Các tài sản sinh kế của người nghèo rất hạn chế như: thiếu nhà, nước sạch, phương tiện sinh hoạt, sản xuất, thiếu vốn, thị trường, thông tin, kỹ năng,…
+ Điều kiện địa hình khá phức tạp với nhiều núi cao, độ dốc lớn. Với khoảng 95% diện tích là đất đồi dốc, việc áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất nông - lâm nghiệp là điều không dễ, cùng với đó, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống người dân còn nhiều khó khăn cho nên việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi cũng không đơn giản.
+ Thời tiết khắc nghiệt và thiên tai thường xuyên xảy ra, tài nguyên rừng, khoáng sản đang bị cạn kiệt dần, môi trường sinh thái đang diễn biến theo xu thế xấu là sự bất lợi lớn cho quá trình phát triển và XĐGN bền vững của địa phương.
+ Bên cạnh điều kiện tự nhiên, giao thông đi lại khó khăn, thì ít nhiều tư tưởng trông chờ, ỷ lại “xin làm hộ nghèo” đã ăn sâu vào suy nghĩ của một bộ phận người nghèo cũng ảnh hưởng đến công tác GNBV.
+ Giảm nghèo chưa thực sự bền vững khi số hộ nghèo hằng năm tương đối lớn nhưng số hộ tái nghèo, hộ nghèo cũng rất lớn. Chệnh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư ngày càng lớn nhất là giữa người Kinh và nhóm DTTS. + Sản xuất nông nghiệp chưa bền vững còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; việc chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của địa phương, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định;
+ Công tác quản lý điều hành của các cấp chính quyền chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển, chính quyền địa phương lúng túng trong việc định hướng phát triển sản xuất bền vững, nhất là trong lãnh đạo và điều hành phát triển kinh tế trong đó có công tác giảm nghèo bền vững.
Những khó khăn, thách thức đối với GNBV có xu hướng ngày càng lớn, điều này đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước là khách quan, cần thiết. Phải chú ý đặc biệt quan tâm đến các người nghèo, vùng DTTS, vùng khó khăn từ hoạch định chính sách, phân bổ nguồn lực đến đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án.
2.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững ở huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi
Trong những năm qua, dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, được sự lãnh đạo và chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các phòng, ban chức năng của huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, an ninh – quốc phòng. Điều này đã tác động tích cực đến chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương.
- Trong năm 2017, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Giá trị sản xuất các ngành (theo giá so sánh 2010) 173.204 triệu đồng, vượt 6,08% kế hoạch, tăng 14,04% so với năm 2016, trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 65.304,6 triệu đồng tăng 7,1% so với năm 2016.; công nghiệp, xây dựng đạt 65.289 triệu đồng, tăng 27,6% so với năm 2016; dịch vụ đạt 42.610,4 triệu đồng, vượt 0,68% kế hoạch, tăng 7,23% so với năm 2016. Đây là những tiền đề quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, củng cố, nâng cấp và xây mới; nhiều chính sách, giải pháp đã được UBND huyện áp dụng và thực hiện nhằm giảm tình trạng nghèo đói cũng như tái nghèo xảy ra trên địa bàn huyện; cải thiện điều kiện sống cho nhân dân và làm cho diện mạo địa phương ngày càng khởi sắc.
- Những nỗ lực trên đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ còn 75,08% (năm 2016) giảm xuống còn 70,54% (năm 2017). Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Nhiều chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản như: xóa nhà tạm, phát triển sản xuất, y tế, giáo dục,...
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tây Trà lần thứ III nhiệm kỳ 2015-2020 khẳng định: Tập trung xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo dưới 30%.
- Với đặc thù là huyện miền núi có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, là một trong những huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất tỉnh Quảng Ngãi và cao nhất cả nước. Huyện Tây Trà trong những năm qua đã tranh thủ sự đầu tư từ các chương trình, dự án giảm nghèo và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm