Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ tại chi cục văn thư lưu trữ, tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 30)

7. Bố cục luận văn

1.1.5. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ

Để nghiên cứu chuyên sâu và làm rõ hơn khái niệm quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ, trước hết cần phải nghiên cứu làm rõ thuật ngữ “Quản lý nhà nước”.

hệ xã hội nhằm làm cho các quan hệ đó diễn ra theo chiều hướng tốt nhất cho sự phát triển của đất nước và mỗi con người. Nói cách khác, quản lý nhà nước là thực thi các loại quyền lực nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nhằm làm cho quốc gia phát triển ổn định và bền vững.

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước [37, tr.7].

Quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ là thông qua pháp luật về lưu trữ, thông qua hệ thống bộ máy tổ chức quản lý và chế độ nghiệp vụ khoa học lưu trữ để thực hiện quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng một cách có hiệu quả tài liệu lưu trữ theo quy định của nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, thông qua hệ thống bộ máy tổ chức quản lý và chế độ nghiệp vụ khoa học lưu trữ để từ đó có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện các nội dung nghiệp vụ lưu trữ, thống nhất về quản lý tài liệu, thống nhất các quy định về bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ.

Để quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ phải căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước. Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lưu trữ ngày càng được hoàn thiện, Luật Lưu trữ đã được ban hành cùng với văn bản dưới luật, những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền. Từ đó, đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ ở nước ta. Nếu không có hệ thống văn bản pháp lý quy định về công tác lưu trữ nêu trên thì các cơ quan, tổ chức sẽ hoạt động tùy tiện, công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ không được quản lý theo

nguyên tắc tập trung, thống nhất, tài liệu lưu trữ sẽ không được phát huy sử dụng hiệu quả.

Bên cạnh xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác lưu trữ cần phải có đội ngũ cán bộ để quản lý, thực thi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ lưu trữ là nhân tốt quyết định sự phát triển công tác lưu trữ ở nước ta trong mọi thời kỳ lịch sử. Nếu đội ngũ cán bộ làm công tác lưu trữ có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất tốt sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi giúp nhà nước quản lý tốt công tác này.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin cũng góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lưu trữ. Nếu không được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin sẽ khó có thể quản lý tốt được công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

Muốn quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ được tốt cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt những quy định của pháp luật về công tác lưu trữ. Nếu không thực hiện công tác kiểm tra sẽ dẫn đến hiệu quả của quản lý nhà nước không cao, nhất là tính tự giác chấp hành của cơ quan, tổ chức cá nhân đối với công tác lưu trữ trong giai đoạn hiện nay chưa tốt.

Như vậy, quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ là việc làm cần thiết đối với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ tại chi cục văn thư lưu trữ, tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)