7. Bố cục luận văn
2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long
- Điều kiện tự nhiên:
Vĩnh Long thuộc miền Tây Nam bộ có diện tích tự nhiên 1.525,73 km2 (2015) chiếm khoảng 0,45% diện tích cả nước, khoảng 3,7% diện tích vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là 40548,2 km2. Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9° 52' 45" đến 10° 19’ 50" vĩ độ Bắc và từ 104° 41’ 25" đến 106° 17’ 00" kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Kinh tế - xã hội:
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP, theo giá so sánh 2010) tăng bình quân hàng năm 6,97%, tăng đều trên cả ba khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.862 USD, bằng 1,7 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng, giảm dần khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2015 tương ứng của ba khu vực là 33,1% - 22,3% - 44,6%. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 là 48%, khu vực phi nông nghiệp là
- Tình hình dân trí và nguồn nhân lực:
Tình hình dân trí của tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua có nhiều đổi mới tích cực, chất lượng giáo dục ổn định và ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2016 đạt 94,69%, tăng 0,03% so năm trước; mạng lưới trường, lớp được quan tâm đầu tư, đến nay có 185 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 42,33%.
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 (so với giai đoạn 2005-2010) có bước đột phá, tăng đáng kể về số lượng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, nhất là đào tạo trình độ sau đại học, đề án 165 của Trung ương; đề án Vĩnh Long 100, chẳng hạn:
+ Có 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý và trưởng, phó trưởng ngành tỉnh, huyện, thành phố (trừ Hội Cựu chiến binh) và tương đương có trình độ đại học, sau đại học về chuyên môn trong đó, trình độ thạc sĩ trở lên đạt 20,09%; có 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý và trưởng, phó ngành tỉnh, trưởng ngành huyện, thị, thành phố và tương đương có trình độ cao cấp chính trị; có 81% phó ngành huyện, thị, thành phố có trình độ cao cấp chính trị; Có 100% cán bộ, lãnh đạo quản lý và trưởng, phó ngành tỉnh, huyện, thị, thành phố và tương đương đạt chuẩn ngoại ngữ, tin học theo quy định.
+ Có 85,78% ủy viên ban chấp hành đảng bộ xã, phường, thị trấn có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chuyên môn trở lên. Trong đó, có 41,78% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đạt trình độ đại học chuyên môn; 15,51 % có trình độ cao cấp lý luận chính trị; có 95,81% chức danh công chức cấp xã, phường, thị trấn đã qua đào tạo chuyên ngành đạt chuẩn và được phân công nhiệm vụ phù hợp.
Trong những năm qua, Vĩnh Long là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển tương đối nhanh về mọi mặt (so với vùng đồng bằng sông Cửu Long). Và đây cũng là một trong những tỉnh được xếp loại tốt về công tác văn
thư - lưu trữ (Theo kết quả đánh giá xếp loại của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, từ năm 2005 đến năm 2010 đều đạt hạng I).