Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ tại chi cục văn thư lưu trữ, tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 32)

7. Bố cục luận văn

1.2. Cơ sở pháp lý

Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến công tác lưu trữ, trong đó có những văn bản chính dưới đây:

Nghị định số 257-TTg ngày 02/7/1957 của Chính phủ ban hành Điều lệ về công văn, giấy tờ ở các cơ quan. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất

Nhà nước đã quan tâm đến công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu và mối quan hệ giữa công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ [40, tr.33].

Nghị định số 142-CP ngày 28/9/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về công tác công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ. Việc ban hành Nghị định này là một bước tiến lớn trong công tác xây dựng thể chế lưu trữ ở nước ta. Nghị định đã giành một phần quan trọng quy định về những nội dung cơ bản của công tác lưu trữ [42, tr.184].

Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 11/12/1982. Điều 2, Pháp lệnh khẳng định: “Tài liệu lưu trữ quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất; không một cơ quan, tập thể hoặc cá nhân nào chiếm làm của riêng. Nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi, cất giữ, tiêu hủy trái phép tài liệu lưu trữ quốc gia hoặc sử dụng vào các mục đích trái với lợi ích của Nhà

nước” [52, tr.1]. Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia ra đời có ý nghĩa

hết sức quan trọng đối với ngành lưu trữ nước ta [42, tr.227].

Chỉ thị số 726/TTg ngày 04/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác lưu trữ trong thời gian tới. Chỉ thị đã nêu rõ một số mặt tồn tại trong công tác văn thư, lưu trữ và đặt ra các yêu cầu, biện pháp cần thiết để khắc phục những tồn tại nhằm từng bước đưa công tác văn thư, lưu trữ vào nề nếp, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của xã hội, đặc biệt trong công cuộc cải cách hành chính quốc gia [40, tr.34].

Thông tư số 40/1998/TT-TCCP ngày 25/01/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về hướng dẫn tổ chức cơ quan lưu trữ nhà nước các cấp.

Pháp lệnh lưu trữ quốc gia được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 04/01/2001; Chủ tịch nước công bố bằng Lệnh số 03/2001/L- CTN ngày 15/04/2001, có hiệu lực từ ngày 01/7/2001; là văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước về công tác lưu trữ trước khi Luật lưu trữ (2011) được

ban hành. Pháp lệnh đã đặt ra các quy định về những vấn đề cơ bản của công tác lưu trữ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của ngành lưu trữ trong thập niên đầu thế kỷ XXI [40, tr.34].

Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ quốc gia.

Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11/11/2011, Chủ tịch nước ký lệnh số 10/2011/L-CTN công bố ngày 25/11/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012; Luật gồm có 7 chương và 42 điều. Luật Lưu trữ ra đời và có hiệu lực đã đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển ngành Lưu trữ Việt Nam [40, tr.35].

Thông tư số 16/2014/TT-BNV ngày 20/11/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn giao, nhận tài liệu lưu trữ vào lưu trữ lịch sử các cấp.

Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20/11/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp.

Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử.

Những văn bản trên là cơ sở pháp lý để các cơ quan thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ đảm bảo thống nhất trong phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ tại chi cục văn thư lưu trữ, tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)