Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 30)

1.2.3.1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về giáo dục nghề nghiệp

Việc xây dựng và ban hành thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về GDNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động GDNN, là cơ sở để nâng cao bảo đảm chất lượng; đồng thời phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển GDNN đối với các chiến lược, chính sách phát triển, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch lao động sản xuất của đất nước, từng vùng, từng ngành.

Xây dựng văn bản căn cứ vào các văn bản quy định của trung ương như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020; Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn

2011 - 2020; Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020; Xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN đến 2020, tầm nhìn 2030 (số 65/LĐTBXH-TCDN, 2015); Kế hoạch thực hiện Đề án Hội nhập quốc tế về Giáo dục và Dạy nghề đến năm 2020; Quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện một số Dự án của chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015 (số 102/2013/TTLT-BTC- BLĐTBXH, 2013); Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực GDNN (số 143/2016/NĐ-CP).

Trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển GDNN phù hợp theo điều kiện từng địa phương nhằm tạo sự chủ động của các cơ sở đào tạo GDNN; đảm bảo các cơ sở đào tạo hoạt động đúng theo yêu cầu, quy định, đúng mục đích và bảo đảm chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho địa phương.

1.2.3.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

Căn cứ vào việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của trung ương về hoạt động GDNN trong các trường cao đẳng, trung cấp; các cơ quan QLNN tổ chức triển khai thực hiện các quy định của cơ quan quản lý cấp trên và ban hành quy chế hoạt động, quy định, hướng dẫn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của từng trường. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, quy định QLNN về GDNN là căn cứ pháp lý quan trọng giúp các trường hoạt động đúng hướng, đúng trật tự, kỷ cương. Cụ thể bao gồm: Hiến pháp (2013); Luật tổ chức Chính phủ (2001); Nghị quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị TW8, khoá XI và Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Luật Giáo dục (2005); Luật Giáo dục (2009, sửa đổi, bổ sung); Luật Dạy nghề (2006); Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014); Luật Giáo dục nghề nghiệp, những điểm đổi mới của Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi); Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (2003); Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BGD&ĐT-BNV của Bộ GD&ĐT – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương; Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015); Luật viên chức (2011); các văn bản liên quan

của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH. Trên cơ sở các văn bản nêu trên, đã được ban hành; chủ yếu có các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý trong hệ thống giáo dục; nhất là hệ thống GDNN được thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các cơ quan QLNN về GDNN của địa phương.

Dựa vào các văn bản được ban hành, cơ quan quản lý ở địa phương tổ chức triển khai thực hiện các quy định của cơ quan quản lý cấp trên và ban hành quy chế, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở đào tạo tại địa phương. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QLNN về GDNN là căn cứ pháp lý quan trọng giúp các cơ sở đào tạo hoạt động tốt hơn.

1.2.3.3. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

Theo Luật giáo dục (2005), Luật giáo dục sửa đổi bổ sung (2009), Luật dạy nghề (2006) và Luật giáo dục nghề nghiệp (2014). Công tác tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực QLNN có vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển của GDNN. Phải bảo đảm tổ chức và bố trí bộ máy thật tinh gọn, thống nhất, thông suốt, có sự phân công, phân cấp cụ thể để phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân; đồng thời quan tâm đến dân chủ ở cơ sở.

Chính phủ thống nhất QLNN về GDNN và quy định cụ thể về cơ quan QLNN về GDNN ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về GDNN. Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về GDNN; các Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ- TB&XH và UBND cấp tỉnh thực hiện QLNN về GDNN theo thẩm quyền.

Cơ quan QLNN về GDNN ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về GDNN và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GDNN; Quy định mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo; danh mục nghề đào tạo ở các trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; ban hành quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo trong GDNN; quản lý và tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm định chất lượng GDNN; quản lý và tổ

chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên; huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển GDNN; quản lý, tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hợp tác quốc tế về đào tạo nghề nghiệp; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GDNN; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về GDNN.

- UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN về GDNN theo phân cấp của Chính phủ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GDNN phù hợp với nhu cầu nhân lực địa phương; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GDNN của các cơ sở hoạt động GDNN, các tổ chức, cá nhân có tham gia GDNN trên địa bàn theo thẩm quyền; thực hiện xã hội hoá GDNN; nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN tại địa phương.

Các cơ quan cấp trên

UBND thuộc Các Bộ, Bộ GD&ĐT Bộ LĐ-TB&XH

tỉnh, Tp thuộc ngành tỉnh Hệ thống giáo Trƣờng nghề CĐ CĐ CĐ CĐ dục quốc dân nghề nghề CĐ nghề TC TC Đại học TC nghề TCCN TCCN nghề nghề Cao đẳng

1.2.3.4. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp

Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong việc đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống GDNN nói riêng. Đầu tư cho GDNN được ưu tiên trong kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển nhân lực. Ngân sách cho GDNN được ưu tiên trong tổng chi NSNN dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước nước, cần chú ý đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực xã hội để phát triển GDNN trong giai đoạn hiện nay; nhất là giai đoạn cả nước đang thực hiện chủ trương lớn của Đảng về xã hội hoá giáo dục, huy động, quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực trong xã hội để phát triển mạng lưới cơ sở GDNN theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở đào tạo GDNN trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên. Nó làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đồng thời phát huy tinh thần tự làm chủ của nhân dân thông qua việc tham gia vào các hoạt động QLNN.

Nhà nước phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDNN bằng cách mở rộng theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tham gia giảng dạy, nghiên cứu, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về GDNN ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các chính sách phát triển hợp tác quốc tế trong GDNN được thực hiện theo quy định của Chính phủ thông qua từ các nguồn tài trợ như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Các dự án ADB hỗ trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi được triển khai và đạt hiệu quả qua hệ thống GDNN ở Việt Nam, chẳng hạn: Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, Dự án tăng cường kỹ năng nghề; dự án hỗ trợ vào chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước; hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, cơ quan QLNN về GDNN ở trung ương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đúng mục đích nguồn tài chính tại cơ sở đào tạo GDNN; quản lý và sử dụng tài sản nhà nước một cách hợp lý của cơ sở đào tạo GDNN theo quy định của Chính phủ.

1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

Thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng quản lý. Trong nội dung hoạt động quản lý, bao giờ cũng phải có nội dung thanh tra, kiểm tra và nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện tốt thì mới đảm bảo hoạt động của các cơ sở hoạt động GDNN theo quy định pháp luật. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, hạn chế, sai phạm cũng như những vướng mắc trong quá trình hoạt động của cơ sở hoạt động GDNN để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết hoặc đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật. Qua thanh tra, kiểm tra cũng kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về GDNN. Giải quyết tốt những khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, của nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở, tạo lòng tin cho người học, cho nhân dân.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm giúp Chính phủ phát hiện và tùy theo tính chất, mức độ vi p mà xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực GDNN [46].

Đồng thời, việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động GDNN thực hiện theo quy định của pháp luật.

1.3. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho tỉnh Bình Thuận

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận cùng cả nước đang tập trung vào việc đào tạo GDNN, phát triển nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Muốn vậy, Bình Thuận phải định hướng và học hỏi kinh nghiệm một số tỉnh có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực đúng đắn.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của một sốđịa phương địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Tình hình thực hiện trong hoạt động QLNN về GDNN; tỉnh Hà Tĩnh xây dựng quy chế hoạt động và chính sách giải quyết việc làm cho đối tượng được đào tạo; gắn kết với các doanh nghiệp tuyển lao động trong nước, tuyển lao động xuất khẩu, thông báo cho các địa phương phối hợp với doanh nghiệp tuyển lao động tại địa phương, tạo điều kiện cho lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp. Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thu thập, ghi chép, cập nhật thông tin, nhập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, lưu trữ thông tin biến động cung- cầu lao động hàng năm của các huyện- thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn. Tổ chức Hội thảo về công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề đối với người học tại các huyện vùng sâu miền núi và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về công tác đào tạo nghề cho tất cả các đối tượng lao động, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở đào tạo. Đồng thời thông qua các cơ quan truyền thông tuyên truyền sâu rộng về công tác đào tạo nghề cho lao động, các chuyên đề, các tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn, chính sách mới hướng dẫn thực hiện về công tác nghề nghiệp.

Qua báo cáo hội nghị triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2017 của tỉnh Hà Tĩnh; năm 2016, Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đã tổ chức đào tạo cho 22.146 lượt người, trong đó trình độ cao đẳng nghề 2.143 người, trình độ trung cấp nghề cho 7.166 người, đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho 12.837 người. Sở LĐ-TB&XH tăng cường công tác kiểm tra, công tác đào tạo nghề cho lao động tại một số đơn vị. Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề nghiệp tích cực triển khai công tác tuyển sinh, đào tạo nghề cho các đối tượng học nghề đúng mục đích, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của địa phương trong tỉnh.

Hà Tĩnh xác định rõ nội dung đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn chất lượng cao, đại diện cho tỉnh có trường cao đẳng nghề công nghệ Hà Tĩnh theo Quyết định số 899/QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 14/7/2009 được nâng

cấp từ Trung tâm xúc tiến việc làm Hà Tĩnh. Trong quá trình đào tạo nhà trường đã đạt được những thành tựu: đào tạo nghề cho hơn 124 nghìn lượt người; nhà trường còn liên kết đào tạo được 4.372 HSSV; xuất khẩu lao động 6.155 người và tập huấn an toàn vệ sinh lao động cho 10.575 người; đó cũng là những nhân tố góp nên tiếng nói, khẳng định vai trò vị thế của nhà trường trong công tác đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.

Bên cạnh, đội ngũ cán bộ giáo viên của trường cũng không ngừng tăng về số lượng và chất lượng; trong đó, có nhiều giáo viên có trình độ thạc sĩ và được học tập nâng cao trình tại độ tại Úc và Malaysia với mục tiêu hướng tới là đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn trường dạy nghề chất lượng cao. Điều đáng quan tâm, nhà trường được Tổng cục Dạy nghề và UBND tỉnh Hà Tĩnh giao nhiệm vụ nhằm đáp ứng nguồn nhân lực đào tạo phục vụ Khu kinh tế Vũng Áng, đó là giao trọng trách nhiệm vụ hết sức nặng nề. Nhưng nhà trường đã phát huy sức mạnh truyền thống và định hướng đúng đắn trong hoạt động đào tạo GDNN.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)