Hoàn thiện quy hoạch về giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 92 - 94)

Để tránh tình trạng quản lý chồng chéo, trùng lắp, không nhất quán đối với hệ thống GDNN dưới sự quản lý của hai Bộ gây ra những bất cập, đi ngược với chủ trương cải cách hành chính và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Từ nhận định này, Chính phủ cần phải quy định thống nhất đầu mối QLNN về GDNN theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. Vào ngày 09/11/2016 Chính phủ thống nhất bàn giao chính thức QLNN về GDNN cho Bộ LĐ-TB&XH và bắt đầu hoạt động 01/01/2017. Xác định trong thời gian Bộ LĐ-TB&XH quản lý, lĩnh vực dạy nghề đã khôi phục và phát triển, gắn chặt với thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, gắn với giảm nghèo, phát triển KT-XH đất nước. Việc thống nhất này sẽ giúp hoàn thiện quy hoạch đào tạo GDNN trong cả nước được hợp lý hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển cụ thể cho từng vùng địa phương, tránh được tình trạng phát triển đào tạo bất hợp lý trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo còn hạn chế về việc làm.

Trên tinh thần chủ trương của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH đã triển khai đến các địa phương thực hiện hệ thống GDNN; trong đó, UBND tỉnh Bình Thuận giao nhiệm vụ cho Sở LĐ-TB&XH và chính thức ngày 15/03/2017 Sở GD&ĐT bàn giao hoạt động GDNN quản lý trực tiếp các cơ sở đào tạo GDNN trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đó, yêu cầu cần hoàn thiện quy hoạch GDNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với một số giải pháp:

- Cần rà soát, tiếp tục xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành cơ chế, chính sách thực thi, văn bản hướng dẫn cụ thể Luật GDNN.

- Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề, cần sát nhập hay giữ nguyên; các cơ sở cần phát huy mạnh tính tự chủ trong đào tạo và tài chính của mình.

- Các cơ sở đào tạo phải xác định được các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động của mình. Trong đó, chú trọng đến áp dụng các mô hình giảng dạy

ngành nghề theo chuẩn phù hợp nhu cầu của DN và xã hội; kết nối được các DN để đào tạo có địa chỉ, có môi trường cho người học thực hành, rèn luyện tay nghề. - Xây dựng mở ngành đào tạo, chương trình khung, chương trình môn học, giáo trình mới phù hợp với chuyên ngành, mô hình dạy nghề mới; các chuẩn đầu ra, chuẩn kiến thức kỹ năng. Chương trình đào tạo cần thay đổi theo hướng giảm lý thuyết và tăng thời gian thực tập, thực hành và đi thực tế hơn; tương ứng với cấp trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với khung trình độ và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý và giảng viên, giáo viên dạy nghề hoặc đào tạo lại số giảng viên, giáo viên dạy chuyên nghiệp chuyển qua dạy nghề có chất lượng. Liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên hoặc bồi dưỡng, tập huấn ở các nước phát triển. - Trong công tác tuyển sinh để thu hút số lượng người học tại cơ sở đào tạo; bằng cách làm sao để người học yên tâm rằng học nghề xong, có việc làm, mức lương và kinh nghiệm tích luỹ có thể học liên thông dể dàng để hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề đáp ứng được nhu cầu xã hội. Như vậy, cơ chế liên thông đào tạo phải mở, thông thoáng; liên thông dọc, ngang và chéo giữa chuyên nghiệp và nghề. Trong xây dựng mục tiêu chương trình các trường cao đẳng cần chú trọng và chủ động tăng thời gian thực hành của HSSV. Hiện nay, ở nước ta HSSV ra trường rất yếu về kiến thức thực tiễn, xu hướng trong thời gian tới các trường nên đào tạo theo hướng công nghệ thực hành.

- Các trường cần chuyển nhanh từ cơ chế đào tạo theo niên chế sang cơ chế đào tạo theo tín chỉ, mô đun đó thực sự là một bước cải cách trong hệ thống giáo dục bởi vì đào tạo theo tín chỉ, mô đun có rất nhiều ưu điểm như: tăng tính chủ động cho người học, tính khoa học trong đào tạo, tính chuẩn hóa, tính linh hoạt và thích ứng, tính tiết kiệm và hiệu quả.

- Ngoài việc đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chính quy tập trung cần phát triển hình thức đào tạo vừa làm vừa học; trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Có chương trình, giáo trình bổ túc ngoại ngữ cho sinh viên để có thể học tập chuyên môn bằng ngoại ngữ vào những năm học cuối khóa và sử dụng thành thạo ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phải phù hợp với ngành nghề đào tạo, có chất lượng để người học thực hành được, có thể làm ra sản phẩm bán được cho doanh nghiệp khi có nhu cầu; nhằm nâng cao uy tín và thu hút người học đối với cơ sở đào tạo. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo chế độ ưu đãi cao nhất trong chính sách của nhà nước về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; cho vay vốn ưu đãi,... để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị phù hợp với quy hoạch của tỉnh.

- Chú trọng liên kết với các doanh nghiệp đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các cơ sở sản xuất trong và ngoài Tỉnh, đây chính là sự gắn kết giữa các bên liên quan để đảm bảo cho người học nghề xong có việc làm và có thu nhập ngay. Ngoài ra, phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nhà trường để thực hiện hợp đồng HSSV thực tập về lợi ích cho cả hai.

- Xây dựng dự báo nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo theo cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội theo từng giai đoạn.

- Trong thời gian hoạt động cần kiểm soát về điều kiện đào tạo đối với các cơ sở đào tạo; kiểm soát chất lượng sau đào tạo theo yêu cầu của Bộ hoặc cơ quan có chức năng quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)