Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 43 - 44)

Dân số toàn tỉnh 1,3 triệu người, lực lượng lao động 734.500 người. Tỉ lệ đô thị hoá 40.2%. Dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số: 272.457 chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phú Quý, thị xã La Gi; thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân [46].

Dân số thành thị chiếm khoảng 30% và dân số nông thôn chiếm khoảng 70%. Với cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức từ 28% (năm 2010) tăng lên gần 55% (năm 2015), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc gắn kết giữa đào tạo và giải quyết việc làm có chuyển biến tích cực [46].

Đa số cư dân hiện nay của Bình Thuận vẫn là cư dân nông, ngư nghiệp; chủ yếu sống gần biển và nông thôn. Cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ nhau, chỉ có vài xã thuần đồng bào dân tộc nhưng hiện nay đã có sự sinh sống xen kẽ với người Kinh.

Tiềm năng thuỷ sản, Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải sản đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao [46].

Toàn tỉnh có 282.902 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 54.700 ha đất lúa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Công nghiệp Bình Thuận phát triển khá ổn định, tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 16 - 17%; công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh [46].

Những năm gần đây tỉnh Bình Thuận thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh ngày càng sôi động. Để không ngừng phát triển, tỉnh Bình Thuận luôn xác định phải xây dựng một môi trường đầu tư - kinh doanh thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh, đồng thời cần phải chuẩn bị tốt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với chủ trương hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác, thân thiện, cởi mở, Bình Thuận hy vọng sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước quan tâm và đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 43 - 44)