Phân công trong bộ máy và bố trí nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 71 - 75)

nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

Việc tổ chức bộ máy QLNN về GDNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được thực hiện theo Điều 100 (Luật giáo dục 2005) ngày 14/6/2005; theo khoản 4 Điều 100

được sửa đổi bổ sung (Luật giáo dục 2009) ngày 25/11/2009; theo Điều 84 (Luật dạy nghề) ngày 29/11/2006; theo Điều 71 (Luật Giáo dục nghề nghiệp) ngày 27/11/2014.

Chính phủ thống nhất về hệ thống bộ máy QLNN về giáo dục, đào tạo và GDNN từ Trung ương đến địa phương.

Trường Cao đẳng chuyên nghiệp chịu sự quản lý về giáo dục, đào tạo của Bộ GD&ĐT; trường Cao đẳng nghề chịu sự quản lý về dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH. Trường Cao đẳng trực thuộc Bộ, ngành chịu sự QLNN của Bộ, ngành có trường và chịu sự quản lý hành chính của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở.

* Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH:

Là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về giáo dục, đào tạo và dạy nghề có các nhiệm vụ quyền hạn:

Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ theo chương trình kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Các định hướng, phương hướng, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Bộ; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

Ban hành chương trình khung đào tạo trình độ về GDNN. Chỉ đạo việc đổi mới chương trình đào tạo cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Thanh tra, kiểm tra các trường cao đẳng, trung cấp và Trung tâm GDNN trong việc thực hiện chương trình và quy chế đào tạo do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH ban hành. Ban hành danh mục ngành đào tạo đối với các trường cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Ban hành điều lệ, quy chế đào tạo trường cao đẳng. Ban hành các quy chế thi, tuyển sinh, chế độ cử tuyển, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo.

Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống GDNN. Quy định về mẫu văn bằng, chứng chỉ, quy định về việc in và quản lý cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng chứng chỉ của Bộ nào thì Bộ đó tự quy định. Do đó, lĩnh vực GDNN có hai mẫu văn bằng tốt nghiệp khác nhau; Bộ GD&ĐT mẫu văn bằng tốt nghiệp về giáo dục, đào tạo chuyên nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH mẫu văn bằng tốt nghiệp nghề.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế và đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo việc tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo theo quy định của pháp luật.

Quyết định và thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ. Ban hành các quy định về phân cấp quản lý đối với các cơ sở đào tạo GDNN trực thuộc Bộ quản lý. Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi QLNN của Bộ.

* UBND tỉnh Bình Thuận

UBND tỉnh Bình Thuận là cơ quan thực hiện chức năng quản lý chỉ đạo về hoạt động GDNN đối với trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Cao đẳng nghề bằng các chủ trương, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết về GDNN tại địa phương. Thực hiện QLNN về GDNN theo phân công, phân cấp của Chính phủ; trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, kiểm tra việc chấp hành đúng pháp luật; có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ viên chức, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn Sở GD&ĐT và Sở LĐ- TB&XH thực hiện quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo, biên chế công chức, viên chức. Phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục; đảm bảo đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương. Chịu trách nhiệm về phát triển sự nghiệp GDNN của tỉnh, thực hiện chức năng QLNN về GDNN trên địa bàn tỉnh, quyết định thành lập sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của các cơ sở đào tạo GDNN trên phạm vi toàn tỉnh.

Riêng đối với Trường cao đẳng nghề chịu sự quản lý của Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB&XH về chuyên môn và được thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn Tổng cục dạy nghề.

Tổng số 03 cơ sở đào tạo cao đẳng trên địa bàn tỉnh, mỗi một trường trên địa bàn tỉnh hiện nay có 03 bộ, ngành Trung ương là cơ quan chủ quản đã dẫn tới những khó khăn trong công tác quản lý và điều hành đối với các trường như ngân sách hoạt động, cơ sở vật chất, biên chế của trường do Bộ, ngành chủ quản quyết định; nhưng nội dung giảng dạy, chương trình đào tạo phải theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH. Quan điểm của các Bộ, ngành, Trung ương không

thống nhất đã làm cho các trường khó giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động GDNN. Việc đảm bảo thống nhất QLNN đối với hệ thống GDNN theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) vẫn đang là vấn đề khó khăn, lộ trình chưa rõ ràng và giải pháp tích cực để thực hiện. Trên phạm vi quản lý của UBND Tỉnh có các trường thuộc hai Bộ khác nhau đã dẫn đến thực trạng là mỗi Bộ quản lý khác nhau, không thống nhất, nhất quán nên xảy ra tình trạng chồng chéo, văn bản hướng dẫn không cụ thể rõ ràng; làm cho công tác quản lý của tỉnh vướng vào những khó khăn nhất định và hiệu quả QLNN không cao. Trong nhiều công việc, trường chịu sự chỉ đạo của nhiều cơ quan quản lý làm mất đi tính chủ động và tính nhất quán của đơn vị mình. Bản thân các trường có tư tưởng ỷ lại, trong chờ vào các nguồn lực của Bộ chủ quản làm cho môi trường hoạt động đào tạo, khả năng tự chủ phát huy tính sáng tạo của trường hết sức thụ động. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo của các trường thuộc Bộ khác nhau khó đảm bảo thống nhất đối với mặt bằng chung về trình độ đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn kiến thức và đầu ra. Đồng thời, cơ quan QLNN tại địa phương hạn chế trong khâu kiểm soát khả năng thực hiện QLNN đối với cơ sở đào tạo GDNN. Thực tế, trường thuộc Bộ LĐ- TB&XH được Nhà nước chú trọng hơn trong đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy phục vụ cho công tác đào tạo được khang trang và hiện đại hơn; còn đối với trường thuộc Bộ GD&ĐT thì hạn chế trong việc mua sắm trang thiết bị, phần lớn là tự cân đối trong việc thu chi của nhà trường. Từ đó, dẫn đến tình trạng bên thừa, bên thiếu thiết bị thực hành; thiếu thì ảnh hưởng HSSV hạn chế trong học thực hành, khi tốt nghiệp ra trường thì không đáp ứng được kỹ năng nghề nghiệp.

Từ khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực (01/7/2015), Chính phủ chưa xác định thống nhất quản lý GDNN đưa về Bộ nào; từ đó, dẫn đến tại địa phương UBND tỉnh cũng chưa có đơn vị quản lý GDNN chuyên trách; làm phát sinh tính không thống nhất, nhất quán từ Trung ương tới địa phương và hiệu quả QLNN không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 71 - 75)