Thu hút và huy động các nguồn lực vào giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 77)

Để hoạt động QLNN có hiệu quả thì không thể thiếu công tác thu hút và huy động các nguồn lực xã hội để phát triển đào tạo GDNN. Hiện tại các cơ sở đào tạo GDNN đã ký được các bản ghi nhớ, thỏa thuận với các doanh nghiệp địa phương về liên kết trong đào tạo, trong đó các doanh nghiệp đồng ý tiếp nhận HSSV đến cơ sở để thực tập. Các hoạt động liên kết này đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp vì HSSV được tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại; rèn luyện tác phong lao động trong thời gian học và thực tập; các doanh nghiệp cũng có thể đóng góp chương trình đào tạo. Đặc biệt, là chương trình liên kết đào tạo theo địa chỉ của các cơ sở đào tạo đã được thực hiện; theo đó các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan cùng với các cơ sở đào tạo liên kết chặt chẽ trong quá trình đào tạo và tuyển dụng sau khi HSSV tốt nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho địa phương.

Hệ thống trường cao đẳng đều là đơn vị sự nghiệp có thu; học phí một phần là vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại là nguồn đóng học phí từ phía HSSV theo từng học kỳ, hoạt động tự chủ của các trường còn hạn chế chưa phát huy mạnh; như vậy, công tác thu hút và huy động các nguồn lực xã hội phải được chú trọng.

Tuy nhiên, sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, tổ chức cơ quan còn chưa thực sự thường xuyên và chặt chẽ. Chưa có quy định chế tài cụ thể đối với các doanh nghiệp về việc tiếp nhận HSSV thực tập. Do vậy, việc hợp tác tiếp nhận HSSV thực tập còn tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp mà chưa có cơ chế cụ thể.

Hợp tác quốc tế về đào tạo trong các trường cao đẳng được tăng cường, nhất là hợp tác về hỗ trợ kỹ thuật cải cách hệ thống đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, xây dựng nội dung, phương pháp giảng dạy, đào tạo giảng viên, cán bộ quản lý… Việc tập trung nguồn lực bảo đảm công tác QLNN về đào tạo GDNN, UBND tỉnh Bình Thuận đã cố gắng huy động các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo nhằm tăng nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh nhà: sử dụng nguồn vốn ODA, dự án phát triển Kỹ năng nghề nghiệp Vsep,….

Tuy nhiên, về mặt công tác này trong thời gian qua, cũng như hiện nay chưa được tăng cường mạnh mẽ. Mặc dù chủ trương của Đảng, Nhà nước có khuyến

khích các trường đào tạo chủ động tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, học tập kinh nghiệm quản lý, chuẩn hóa nội dung, chương trình, tiếp cận phương pháp tiên tiến, trình độ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại…Nhưng thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ, hành lang pháp lý quy định chưa rõ ràng, chưa có cơ chế quan tâm đúng mức để giúp các trường đào tạo thuận lợi trong quan hệ hợp tác. Bởi vậy, kết quả hợp tác quốc tế về đào tạo GDNN chưa tương xứng với nhu cầu và thực lực của các trường cao đẳng.

2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về GDNN, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GDNN

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về GDNN; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GDNN nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật trong quá trình hoạt động đối với lĩnh vực GDNN; ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người học và các cơ sở đào tạo.

Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở đào tạo GDNN tại tỉnh Bình Thuận được thực hiện theo phân cấp quản lý giữa Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, các Bộ ngành trung ương có cơ sở đào tạo GDNN và cơ quan quản lý hành chính nhà nước tại địa phương.

Đối với các cở sở đào tạo GDNN do tỉnh Bình Thuận quản lý được áp dụng vào các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GDNN; cụ thể: Luật Thanh tra (2010), Luật Khiếu nại (2011), Luật Tố cáo (2011) triển khai trong hoạt động thanh tra.

Về chu kỳ kiểm tra, trung bình hàng năm Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận và Tổng cục Dạy nghề, có các đợt kiểm tra các cơ sở đào tạo GDNN; thực hiện trung bình kiểm tra 02 lần/năm với các trường do tỉnh quản lý.

Trên cơ sở đó, trường Cao đẳng Cộng đồng và trường cao đẳng nghề thực hiện công tác thanh kiểm tra như sau: trường giao trách nhiệm đối với phòng Thanh tra phối kết hợp Ban thanh tra nhân dân cùng với các phòng ban khác của nhà trường trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát toàn diện. Hoạt động kiểm tra, thanh

tra của nhà trường theo nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác thanh tra và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH về công tác thanh kiểm tra; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Nói như thế, nhiệm vụ, chức năng của Phòng thanh tra tập trung chủ yếu vào kiểm tra công tác tuyển sinh, cấp phát bằng, chứng chỉ, chương trình đào tạo; cơ sở vật chất; tài chính, nhân sự; thanh tra các kỳ thi học kỳ, hoạt động giảng dạy, hội giảng và giờ thừa của giảng viên. Việc thanh tra, kiểm tra phải thực tế thường xuyên, trung thực, công bằng, công khai, minh bạch; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin; không gây phiền hà cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

Nhà trường quản lý thông qua các báo cáo hoạt động của phòng Thanh tra, Ban thanh tra nhân dân để xử lý các tình huống xảy ra và giải quyết các trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Qua thanh kiểm tra thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường, để có kế hoạch cụ thể, chỉnh sửa và tìm ra hướng giải quyết để khắc phục và tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động trong nhà trường phát huy tốt hơn. Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phân công, bố trí, sử dụng và áp dụng chế độ chính sách đối với hoạt động đào tạo của nhà trường hợp lý hơn. Giúp phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh, kịp thời những thiếu sót, sai phạm, bảo đảm cho công tác chuyên môn của trường ngày càng chuẩn mực, chất lượng và hiệu quả đào tạo không ngừng được nâng lên.

Nhìn chung, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GDNN đối với trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Cao đẳng nghề thực hiện công khai, rõ ràng, minh bạch; không có trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Kết quả và nguyên nhân a. Kết quả nhân a. Kết quả

Thực hiện được mục tiêu QLNN về GDNN, từ khi Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực; chủ trương của Đảng và Nhà nước

được triển khai thực hiện đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và nâng cao trình độ dân trí, nghề nghiệp cho đội ngũ lao động, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

Công tác đào tạo GDNN cho phát triển nguồn nhân lực đã có bước chuyển biến tích cực, giúp cho người học xác định nghề phù hợp với khả năng lao động để tạo thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, xóa đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội ở địa phương. Hình thức đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của các tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội. Sau khi học, người lao động có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng vào quá trình lao động sản xuất, tăng năng suất lao động; việc tổ chức đào tạo nghề nghiệp linh hoạt, có thể tổ chức tại cơ sở đào tạo nghề đối với nghề ngắn hạn, cũng có thể tổ chức đào tạo lưu động.

Do vậy, người học qua đào tạo có những cơ hội tiếp cận và tham gia học nghề dễ dàng, thuận lợi, tạo điều kiện cho một phần lao động, đặc biệt là lao động thuộc khu vực đang phát triển du lịch là ngành trọng điểm, mũi nhọn, khu chế xuất có năng lực để tìm việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo cơ hội thuận lợi và công bằng cho mọi người được tham gia học nghề trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trang bị cho người học có tay nghề cao, kỹ năng, năng lực, thái độ, am hiểu được khoa học kỹ thuật, có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước và xuất khẩu lao động.

b. Nguyên nhân kết quả

Một là, nhờ sự quan tâm sâu sát của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh cùng với Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH; các mối quan hệ xã hội của lãnh đạo nhà trường; từ đó, có sự gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; tạo niềm tin cho doanh nghiệp để nhận số lượng HSSV hàng năm đến học và thực tập.

Hai là, nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ giữa các tổ chức, DN, đã kịp thời nắm bắt nhu cầu thực tế của địa phương nhằm hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo; thường xuyên tổ chức hội chợ việc làm đối với các DN, nhà trường và

HSSV, … Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và thực hành đáp ứng yêu cầu của người học.

Ba là, nhà trường áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 góp phần chuẩn hóa công tác quản lý, phòng ngừa những tiêu cực trong giải quyết các thủ tục hành chính và cải thiện chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường đi vào ổn định về nền nếp.

Bốn là, nhà trường nằm trong Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng trong và ngoài nước, Hiệp hội du lịch, các Dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam (VSEP) đã tài trợ để đầu tư xây dựng cơ sở các phòng thực hành đạt chất lượng và các nguồn trợ khác như: tài liệu, giáo trình, bồi dưỡng, tập huấn; đặc biệt có chú trọng đến tài trợ tập huấn chuyên môn đối với cán bộ quản lý của nhà trường;

Bên cạnh đó, nhà trường luôn tạo cơ hội học tập thường xuyên cho mọi đối tượng, với phương châm học tập lành mạnh và thân thiện, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua các hoạt động tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ tư vấn giáo dục và đào tạo trong mọi lĩnh vực cho cộng đồng; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng, đào tạo và nghiên cứu đối với các lĩnh vực liên quan đến các ngành nghề do trường đào tạo.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo hiện nay thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, hạn chế về năng lực giảng dạy, thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất, yếu về ngoại ngữ và khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến hiện đại. Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề chậm đổi mới để thích ứng với công nghệ, thực tế sản xuất và thị trường lao động hiện nay.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo GDNN có được quan tâm đầu tư nhưng cũ, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, thiết bị, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.

Công tác tuyển sinh đối với người học chất lượng đầu vào trình độ học vấn không cao, đạo đức trung bình nên ý thức tự giác và năng lực của người học đạt ở

mức trung bình; ngoài ra, một số có hoàn cảnh khó khăn nên phụ huynh muốn cho con em mình có việc làm ngay và có thu nhập để phụ giúp gia đình.

Một số bộ phận HSSV tốt nghiệp ra trường vẫn khó khăn trong tìm kiếm việc làm, việc làm không đúng ngành nghề đào tạo nên phải tìm kiếm việc làm khác hay tiếp tục học chuyển đổi ngành nghề khác; phần lớn vì trình độ, kỹ năng nghề yếu, không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Hiện nay, tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu đào tạo, người lao động trẻ thiếu kinh nghiệm, tay nghề kỹ thuật chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp. Định hướng các cơ sở đào tạo GDNN của địa phương đào tạo chưa chuyên sâu, nguồn nhân lực theo các ngành phát triển đặc thù của địa phương, còn tập trung đào tạo các ngành ít liên quan hoặc nhu cầu thấp so với thực tế của địa phương.

Công tác khảo sát dự báo nhu cầu lao động và nhu cầu học nghề chưa được quan tâm thực hiện, do vậy việc xây dựng kế hoạch đào tạo GDNN của nhà trường chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Việc qui định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện QLNN về lĩnh vực GDNN cho lao động sản xuất còn thiếu sự ổn định, các văn bản hướng dẫn của các Luật ra đời còn chung chung chưa cụ thể, rõ ràng nên việc quản lý đào tạo GDNN còn nhiều hạn chế và bất cập.

Công tác QLNN từ các cấp liên quan đến GDNN chưa xác định nên gây ra sự chồng chéo, thiếu sự thống nhất; chương trình đào tạo, chế độ giảng dạy đối với giảng viên, cách tính quy chế HSSV hoạt động không giống nhau. Đa phần chỉ nghiêng nặng về lý thuyết, ít chú trọng nhiều đến thực hành.

Công tác tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng người học còn hạn chế, chưa rộng rãi. Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, tình trạng thiếu lao động có trình độ tay nghề còn phổ biến; các cơ sở đào tạo nghề chưa chủ động phối hợp gắn kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu lao động. Công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp chưa tốt. Người

học thiếu thông tin về nghề nghiệp, về định hướng phát triển KT-XH, về cơ hội việc làm.

Việc tổ chức, điều hành và kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên. Các ban ngành liên quan và Chính quyền địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc kiểm tra, giám sát, thiếu nắm bắt tình hình thực tế về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại các cơ sở đào tạo GDNN.

b. Nguyên nhân hạn chế + Về phía nhà trường:

- Phần lớn nhà trường thường chú trọng những ngành nghề truyền thống hoặc đào tạo theo khả năng đã có mà chưa tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động.

- Nội dung chương trình còn cứng nhắc, cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại còn hạn chế. Giáo trình còn nặng về lý thuyết, tài liệu học tập và nghiên cứu còn nghèo nàn, chưa đa dạng. Khung chương trình được phân bố nhiều khi không hợp lý, một số môn lẽ ra là môn chuyên ngành nhưng lại được sắp xếp là

môn cơ sở hoặc môn cơ sở lại bỏ trong khi đó rất cần thiết.

- Thiếu đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ cao; năng lực giảng dạy, giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm; một số thiếu tâm huyết hoặc ỷ lại theo chế độ bao cấp.

Phương pháp dạy học truyền thống không phát huy tính sáng tạo của người học, dễ gây nhàm chán.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ học tập cũ kỹ, lạc hậu, thiếu thiết bị máy móc thực hành. Đối với hệ thống cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh trích từ ngân sách nhà nước tuy được quan tâm nhưng còn ở mức hạn chế nên

cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chất lượng hoạt động còn hạn chế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 77)