Nâng cao trách nhiệm của chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 95 - 97)

- Một số công việc khác như: Hướng dẫn công tác tuyển sinh bằng cách phát triển quảng cáo qua nhiều kênh thông tin, xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy theo quy định của Luật GDNN; tiến hành rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nghề trọng điểm, các trường chất lượng cao để phù hợp với hệ thống mới.

Hy vọng với những thay đổi căn bản, toàn diện như vậy, những năm tới chúng ta sẽ có được đội ngũ lao động được đào tạo có tay nghề cao, được công nhận trong ASEAN. Góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập.

3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục nghềnghiệp nghiệp

Cơ quan QLNN về GDNN cần phải nêu cao vai trò chủ quản của mình, đảm bảo nguyên tắc“ chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” đòi hỏi năng lực, trách nhiệm QLNN cần được nâng tầm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Bộ LĐ-TB&XH với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm QLNN về công tác GDNN cần đưa ra các quy định chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc trình tự để các cơ sở đào tạo thực thi và đảm bảo quyền lợi người học dẫn đến đảm bảo chất lượng đào tạo thì cần một số giải pháp để nâng cao nâng lực của mình:

- Tập trung vào hoàn thiện bộ máy QLNN, đổi mới phương pháp quản lý; hình thành một cơ quan có trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung – cầu lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành và triển khai một số văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể, chi tiết hơn cho các cơ sở đào tạo thực hiện dễ dàng, rõ ràng, dễ hiểu.

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực của bộ phận cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo từ cấp huyện, thành phố. Kiến nghị Nhà nước có cơ chế tài chính hợp lý hơn để thúc đẩy hoạt động biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo hiện nay.

- Chú trọng và hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo GDNN của tỉnh đào tạo những ngành mà xã hội đang cần như Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, ngoại ngữ, du lịch nhà khách sạn,… những ngành này có chi phí đào tạo thấp, vốn đầu tư mở ngành không lớn nên nhanh thu hồi vốn. Đôn đốc các trường cao đẳng, trung cấp cần nghiên cứu xem xét đầu tư vào một vài ngành mũi nhọn và đẩy mạnh công tác thực tập của HSSV tại các tập đoàn, các tổng công ty mà nhà trường có quan hệ mật thiết, đó là những ngành như du lịch, điện, công nghiệp chế biến…

- Tăng cường tập trung đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường. Trong những năm qua, Nhà nước đầu tư quá ít kinh phí cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Do vậy, kiến nghị Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hệ thống đào tạo GDNN; ưu tiên cho việc xây dựng các phòng thực hành, xưởng thực tập, các trang thiết bị khác phục vụ cho quá trình đào tạo. Đặc biệt quan trọng là đầu tư cho các trường với công nghệ mới, tiên tiến hiện đại, phù hợp hoặc mới hơn so với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp.

- Tạo lập cơ chế chính sách thu hút các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp đầu tư cho GDNN; đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các đơn vị, các cá nhân đầu tư cho cơ sở đào tạo. Có như vậy, HSSV mới rèn luyện được kỹ năng tay nghề để sau khi tốt nghiệp có thể làm chủ

được công nghệ trong các cơ quan, doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Đây là biện pháp quan trọng để từng bước đưa trình độ của đào tạo GDNN lên mức

hiện đại, có kỹ năng nghề, kỹ thuật cao trong các lĩnh vực như công nghiệp điện, du lịch, nông lâm nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế-xã hội.

- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của UBND tỉnh đối với các cơ sở đào tạo GDNN trên địa bàn nhằm đảm bảo cho công tác này được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc và có chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 95 - 97)