Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác giáo dục nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 75 - 77)

nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc tế và tăng ngân sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo với cơ cấu hợp lý, có chất lượng sẽ là động lực quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, góp phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Đại hội cũng đã chỉ ra các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó coi giải pháp: “xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”

[20].

Nhận thức đúng đắn tư tưởng phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong đổi mới công tác giáo dục, đào tạo của địa phương. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các trường đào tạo GDNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đề ra chiến lược đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo giáo dục; tập huấn, bồi dưỡng giảng viên theo chương trình giáo dục hiện đại và cập nhật những thành tựu mới của khoa học giáo dục; khắc phục tình trạng thiếu, thừa giảng viên ở từng chuyên ngành; khuyến khích giảng viên tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chẳng hạn, tỉnh xây dựng Đề án 100 cử cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước có nền giáo dục tiên tiến để về phục vụ giáo dục của địa phương.

Hệ thống các trường cao đẳng của tỉnh đều thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp hay xác nhập các trường trung cấp lại với nhau. Do vậy đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên còn mang tư tưởng bao cấp, thụ động, thiếu nhiệt tình. Bên cạnh đó, quy định về mức lương và chế độ đãi ngộ theo quy định hiện nay còn hạn chế, trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển giảng viên có học vị thạc sĩ. Điển hình, tỉnh có hai thạc sĩ được đào tạo theo Đề án 100 về công tác tại trường Cao đẳng Cộng đồng một thời gian sang định cư nước ngoài. Tuy nhiên, theo thực

trạng thì đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên các trường chưa đạt so với yêu cầu thực tế, cụ thể:

Cán bộ quản lý các trường, bao gồm Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường, cán bộ quản lý phòng, khoa và ban cùng với đội ngũ chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ quản lý trong hoạt động giáo dục đào tạo. Yêu cầu đầu tiên là phải có quan điểm chính trị, vững vàng trong công việc; có trình độ tốt nghiệp từ đại học trở lên; nhất là Hiệu trưởng phải có trình độ thạc sĩ, có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức và đạo đức khiêm tốn, hòa nhã. Hiện nay, không có cán bộ quản lý chuyên trách, phần lớn ở các trường, cán bộ quản lý kiêm nhiệm rất nhiều công tác: bí thư, chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội đồng và công tác giảng dạy: tập huấn, báo cáo chuyên đề, giảng dạy chuyên môn trong đơn vị. Công việc quản lý bị ảnh hưởng và phân tán rất nhiều làm cho việc theo dõi, bám sát các hoạt động đào tạo của đơn vị chưa chặt chẽ.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên rất nhiệt tình, nhiệt huyết với nghề, tận tuỵ, vui vẻ và hòa đồng với HSSV, điều này tạo được tâm lý thoải mái khi học cho HSSV và mạnh dạn đóng góp những suy nghĩ, ý kiến của mình trong tiết học làm cho tiết học trở nên sinh động và hứng thú hơn. Giảng viên sáng tạo trong phương pháp giảng dạy ở các môn học khác nhau, bài giảng được chuẩn bị kỹ, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Bên cạnh đó, trong bài giảng các giảng viên có liên hệ thực tiễn nhờ vậy kiến thức trở nên hữu ích và thiết thực hơn.

Với những mặt đạt được thì còn tồn tại các mặt hạn chế của giáo viên, giảng viên, cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để tiết học thêm sinh động và kích thích tính tích cực của HSSV; nên kết hợp liên hệ thực tế trong bài học nhiều hơn nhằm giúp HSSV có thể nắm vững bài học, cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho công việc sau này; cần phải công bằng hơn trong quá trình đánh giá kết quả học tập; sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đánh giá đúng năng lực của từng HSSV, không nên dùng một hình thức kiểm tra nhóm hoặc thảo luận nhóm để áp đặt kết quả cuối cùng của từng HSSV. Bên cạnh đó, một số giảng viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm, tự bằng lòng, ít chú trọng trong việc tự bồi dưỡng và học hỏi nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 75 - 77)