Lĩnh vực giáo dục của tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 44)

Bình Thuận phát triển giáo dục từ những quan điểm đổi mới tư duy giáo dục mạnh mẽ nhất thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, tháng 12/1996 về “ Định hướng phát triển chiến lược giáo dục đào tạo thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Sau đó là Nghị quyết Hội nghị 10, ngày 01/04/1997 của Tỉnh uỷ: giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu, con người là yếu tố trung tâm đảm bảo sự phát triển vững bền của đất nước. Ngành giáo dục đóng vai trò trụ cột trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành con người Việt Nam có chất lượng mới, lao động tự chủ, năng động sáng tạo. Phương thức giáo dục đa dạng, xã hội hoá với nhiều loại hình thích hợp. Với những cố gắng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc đổi mới, phát triển bằng những chính sách, giải pháp cụ thể; đó là một chặng đường đầy thử thách và thắng lợi của giáo dục Bình Thuận [46].

Về công tác giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT được UBND tỉnh giao quản lý các Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung cấp Du lịch Mũi Né, 4 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện ( chỉ quản lý phần Giáo dục thường xuyên); ngoài ra cơ sở giáo dục Mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên toàn tỉnh [60].

Về công tác đào tạo dạy nghề, Bình Thuận hiện có 18 cơ sở dạy nghề gồm: 01 Trường Cao đẳng nghề, 09 Trung tâm Dạy nghề thuộc huyện, 01 cơ sở dạy nghề trực thuộc Sở LĐ-TB&XH, 02 cơ sở dạy nghề của tổ chức đoàn thể, 01 Trường Cao đẳng Y tế có đăng ký hoạt động dạy sơ cấp nghề và 04 cơ sở dạy nghề ngoài công lập [64].

Công tác giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện, đạt được những kết quả khá tích cực. Điển hình trong 05 năm từ năm 2011đến năm 2015, số lượng HSSV trong toàn tỉnh đã theo học và tốt nghiệp ra trường là 137.705 người; trong đó, trên đại học là 116 người, đại học là 16.101 người, cao đẳng là 8.238 người, trung cấp là 7.114 người, sơ cấp là 6.489 người, đào tạo ngắn hạn là 99.647 người. Kinh phí phục vụ hoạt động đào tạo dạy nghề được quan tâm chỉ đạo, ngân sách nhà nước đã bố trí cho công tác đào tạo nghề hơn 116 tỷ đồng (trong đó Trung ương hỗ trợ 65,8 tỷ đồng), chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề gần 40 tỷ đồng. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết được việc làm cho 120.000 lao động, tăng 3,5% so với cùng kỳ giai đoạn 2006 – 2010 [62].

Tuy nhiên, công tác đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế, khó khăn nhất định, đó là: Quy mô, cơ cấu, trình độ, ngành nghề đào tạo còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người sử dụng lao động, việc gắn kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề và giải quyết việc làm tuy có chú ý triển khai nhưng kết quả đạt được còn thấp.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong nội dung chương 1, luận văn đã giới thiệu khái quát những khái niệm cơ bản về giáo dục, nghề, nghề nghiệp, GDNN; đặc biệt là hoạt động QLNN về GDNN. Luận văn phân tích làm sáng tỏ các nội dung, chủ thể và vai trò của QLNN về GDNN.

Đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm QLNN về GDNN của các địa phương phát triển mạnh về nguồn nhân lực; nhất là về lực lượng lao động có tay nghề cao, có thái độ, kỹ năng làm việc tốt của các địa phương khác; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Bình Thuận về công tác xã hội hoá đào tạo GDNN, công tác tuyên truyền giáo dục nghề, pháp luật về đào tạo GDNN và công tác quản lý nội dung, chương trình, phương pháp đối với cơ sở đào tào GDNN trên địa bàn tỉnh. Nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tr6en địa bàn tỉnh Bình Thuận. Điều đó đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp cần thiết trong QLNN về GDNN được hiệu quả hơn, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ, có kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của người lao động, góp phần quan trọng trong sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trƣờng Cao đẳng Cộng đồng và trƣờng Cao đẳng nghề Bình Thuận

Trong lĩnh vực giáo dục và giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Thuận xác định tập trung đào tạo nhằm tăng chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như trong lao động sản xuất đáp ứng theo nhu cầu hội nhập quốc tế.

Bảng 2.1. Thống kê số trường, sinh viên, cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo của bậc cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh

Trƣờng Sinh viên

Cán Giáo

Tỷ lệ

Bậc Năm học Tổng Công Ngoài SV bộ viên,

Tổng số công ngoài quản giảng

số lập lập công viên lập (%) 2011-2012 2 4,525 3,194 1,331 29.41 132 160 Cao 2012-2013 3 4,493 3,161 1,332 29.65 191 277 2013-2014 3 4,114 3,073 1,041 25.30 187 197 đẳng 2014-2015 3 3,528 3,015 513 14.54 187 199 2015-2016 3 4,568 4,355 213 4.66 217 230 2011-2012 2 3,262 3,262 48 65 Trung 2012-2013 2 3,765 3,765 7 12 2013-2014 2 4,378 4,378 7 11 cấp 2014-2015 2 3,747 3,747 7 11 2015-2016 2 3,220 3,220 7 11

( Nguồn: báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận ngày 16/3/2017)

Hệ thống các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận gồm: trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Cao đẳng nghề, trường Cao đẳng Y tế. Trong phạm vi

nghiên cứu hoạt động QLNN về GDNN, tác giả chủ yếu tập trung phân tích, tổng hợp dựa vào thực tiễn của trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận và trường Cao đẳng nghề Bình Thuận.

Hệ thống GDNN của trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận và trường Cao đẳng nghề Bình Thuận trước năm 2015.

- Trường cao đẳng cộng đồng Bình Thuận được thành lập theo Quyết định số 5598/2007/QĐ-BGDĐT ngày 30/08/2007 của Bộ GD&ĐT, là đơn vị sự nghiệp có thu. Tiền thân của Trường gồm ba trường sát nhập lại: Trường cao đẳng Sư phạm Bình Thuận, Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tôn Đức Thắng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên của tỉnh.

Các bậc đào tạo của nhà trường gồm: Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp; trường do Sở GD&ĐT quản lý và được Bộ GD&ĐT cấp bằng chuyên nghiệp. Riêng bậc sơ cấp ngắn hạn do Sở LĐ-TB&XH quản lý và được Bộ LĐ-TB&XH cấp chứng chỉ.

Trường Cao đẳng Cộng đồng toạ lạc ở ba cơ sở với số lượng công chức, viên chức, người lao động tổng số 208; trong đó: 141 biên chế, 02 hợp đồng biên chế, 63 hợp đồng hệ số, 02 khoán việc; có 01 tiến sĩ và 64 thạc sĩ.

- Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận được thành lập tại Quyết định số 02/2000/QĐ-CTUBBT ngày 05/01/2000 của Chủ tịch UBND Bình Thuận, là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh. Ngày 02/3/2012, Bộ trưởng Bộ LĐ-

TB&XH đã có Quyết định số 254/QĐ-BLĐTBXH nâng cấp Trường trung cấp nghề Bình Thuận thành Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận.

Các bậc đào tạo của nhà trường gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề nghề, cao đẳng nghề; trường do Tổng cục Dạy nghề quản lý và được Bộ LĐ-TB&XH cấp bằng và chứng chỉ nghề.

Trường Cao đẳng nghề có số lượng công chức, viên chức, người lao động tổng số 116; trong đó: 73 biên chế, 34 hợp động, 09 hợp đồng ngoài biên chế; có 18 thạc sĩ.

Trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Cao đẳng nghề đều hoạt động trên cơ sở đảm bảo hệ thống giáo dục, đào tạo đa ngành, đa hệ, đa cấp, đa phương thức, chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế [33].

- Chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Cao đẳng nghề:

Chương trình đào tạo đa dạng, nhiều ngành nghề khác nhau, luôn chú trọng và tập trung chính vào các ngành nghề mũi nhọn; đó là lĩnh vực Du lịch. Chương trình đào tạo được cải tiến, điều chỉnh hàng năm; xây dựng theo từng bậc đào tạo và theo chuyển hướng hoàn thành học phần tín chỉ hay xây dựng các mô đun môn học; xác định rõ phương pháp về kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Có thể, đánh giá dựa trên năng lực thực hành thông qua chất lượng sản phẩm của HSSV, hình thức tự luận, trắc nghiệm và quy định rõ nội dung cần tập trung đánh giá trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành chương trình khung các ngành đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng theo hướng xác định mục tiêu đào tạo gắn với chuẩn năng lực đầu ra, tăng cường kỹ năng thực hành cho HSSV. Mặc dù, đã ban hành được chương trình khung nhưng vẫn chưa đầy đủ cho toàn bộ chương trình đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, luôn phải thay đổi điều chỉnh hàng năm, điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng chương trình đào tạo của nhà trường. Khi điều chỉnh hay xây dựng một chương trình đào tạo làm cho cán bộ giảng dạy tốn thời gian và lúng túng khi áp dụng theo các quy định mới của các Bộ. Chương trình đào tạo của các ngành nghề đều được đăng ký và báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục nhưng một thực trạng là một số môn lại không cần thiết vì thời lượng lý thuyết nhiều trong khi đó cần tập trung vào thực hành hơn. Một số ngành có số lượng môn nhiều tăng thời gian học của HSSV, chẳng hạn như ngành Điện công nghiệp và dân dụng, bậc trung cấp học rất nhiều.

Với việc xác định mục tiêu khi xây dựng chương trình đào tạo đều xác định chuẩn đầu ra, về cấp phát văn bằng, chứng chỉ làm trở ngại và hạn chế lớn cho HSSV trong việc liên thông từ trung cấp lên cao đẳng lên đại học. Theo quy định thì Bộ nào quản lý thì áp dụng văn bằng trong phạm vi của Bộ đó; chẳng hạn, hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT không cho phép bằng tốt nghiệp đào tạo nghề liên thông và ngược lại, đó là một rào cản rất lớn.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên của trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Cao đẳng nghề:

Đối với cán bộ quản lý: tổng sốcán bộquản lý 51 người; trong đó: trường Cao đẳng Cộng đồng có 34 người, trường Cao đẳng nghề có 17 người. Gồm Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và trưởng, phó các phòng, ban, khoa thực hiện nhiệm vụ quản lý, phục vụ hoạt động đào tạo.

Yêu cầu về trình độ, năng lực là tốt nghiệp đại học và trên đại học, nắm vững nghiệp vụ về tổ chức, quản lý các hoạt động đào tạo. Mặc hạn chế trong đội ngũ cán bộ quản lý, một số kiệm nghiệm nhiều, không chuyên trách, vừa quản lý, vừa tham gia giảng dạy nên làm việc chưa chuyên nghiệp, còn mang tính chất tự mày mò học tập kinh nghiệm.

Đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên: tổng sốgiáo viên, giảng viên 201người. Trường Cao đẳng Cộng đồng có 117; trong đó: tiến sĩ: 1, thạc sĩ: 64, đại học:

52. Trường Cao đẳng nghề có 84; trong đó: thạc sĩ: 12, đại học: 70, cao đẳng: 2 Với tổng số trên, mức độ đạt về trình độ đào tạo: có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đạt tỷ lệ 100 %, chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học đạt tỷ lệ 99%, trình độ đại học 122 đạt tỷ lệ 60,7%, thạc sĩ 76 đạt tỷ lệ 37,8%, tiến sĩ 1 đạt tỷ lệ 0,5%, cao đẳng 2 đạt tỷ lệ 1%. Như vậy, với đa dạng về ngành nghề đào tạo, thì cần số lượng giảng viên chuyên ngành rất lớn; tuy nhiên theo phân bổ số giờ giảng của một giảng viên chuyên ngành vượt quá tiết chuẩn quy định nên phải thỉnh giảng một số giảng viên ngoài trường đúng chuyên ngành. Từ đó, việc quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng còn bỏ ngỏ, chủ yếu mời các đối tượng có tay nghề cao trong doanh nghiệp, nghệ nhân; đôi khi không có bằng cấp, chỉ có chứng chỉ hay chứng nhận.

Bên cạnh đó, nhà trường gặp khó khăn như: có ngành thừa giảng viên, có năm ngành học đó không tuyển sinh được HSSV thì giảng viên không có lớp giảng dạy, có ngành thiếu giảng viên. Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy cả lý thuyết và thực hành, thiếu giảng viên dạy thực hành. Một số giảng viên còn kiêm nhiệm công tác ở các phòng ban làm việc 8giờ/ngày; dẫn đến hạn chế về thời gian chuẩn bị bài trước khi lên lớp so với giảng viên chỉ tập trung vào giảng dạy.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy của trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Cao đẳng nghề: Trong các năm qua, nhà trường không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện giảng dạy, học tập của nhà trường tương đối đầy đủ, tiện nghi, phòng học thoáng mát, tất cả đều có gắn hệ thống màn chiếu hoặc ti vi và máy chiếu; có phòng thực hành chuyên ngành điện, tin học, nấu ăn và phòng lap. Về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu thực tế của sản xuất, dịch vụ theo lĩnh vực các ngành nghề đang đào tạo tại trường, nhưng vẫn còn thiếu không đủ để HSSV thực hành cá nhân mà phải làm theo nhóm, do nguồn kinh phí hạn hẹp. Mặc khác, nhà trường không được hỗ trợ nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị mà phải tự chủ trong mua sắm. Qua thời gian sử dụng các thiết bị đang xuống cấp và hư hỏng, nên cần khắc phục sửa chữa và tăng cường các trang thiết bị hiện đại trong thời gian tới để đáp ứng và phù hợp thực tế với các cơ sở sản xuất, như: máy vi tính, máy chiếu, thiết bị thực hành ngành điện, lò nướng bánh,..các ngành được đào tạo của nhà trường.

- Số lượng HSSV của trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Cao đẳng nghề đào tạo tính thời gian từ năm 2011 đến năm 2016:

Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng HSSV của trường Cao đẳng Cộng đồng từ năm

2011 đến năm 2016 Đvt: người Số lƣợng qua các năm T Bậc 2011 2012 2013 2014 2015 2016 T TS TN TS TN TS TN TS TN TS TN TS TN 1 Trung 1,021 665 799 423 627 826 609 386 482 230 330 472 cấp 2 Cao 657 470 748 313 720 539 600 509 295 571 590 550 đẳng 3 Ngắn 386 338 121 116 121 116 109 109 345 323 hạn

Hình 2.1. Biểu đồ số lượng HSSV của trường Cao đẳng Cộng đồng từ năm 2011 đến năm 2016 1,200 1,000 800 Trung 600 cấp 400 Cao 200 đẳng Ngắn 0 TS TN TS TN TS TN TS TN TS TN TS TN hạn 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Qua biểu đồ ta nhận thấy số lượng HSSV đào tạo qua các năm có xu hướng giảm dần, bậc cao đẳng năm 2016 có tăng nhưng không nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu HSSV đăng ký học không đồng đều chỉ tập trung vào 1 số ngành học: giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học, tiếng anh, quản trị kinh doanh; có ngành không có HSSV đăng ký học. Bậc trung cấp tuyển sinh qua các năm

giảm mạnh; năm 2016 chỉ tuyển sinh được các ngành: kế

toán doanh nghiệp, nghiệp vụ lễ tân, giáo dục Mầm non và giáo dục Tiểu học với tổng cộng 330 học sinh.

Các lớp sơ cấp và bồi dưỡng ngắn hạn qua các năm hầu hết đều đạt chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 44)