Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 81 - 86)

a. Hạn chế

Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo hiện nay thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, hạn chế về năng lực giảng dạy, thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất, yếu về ngoại ngữ và khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến hiện đại. Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề chậm đổi mới để thích ứng với công nghệ, thực tế sản xuất và thị trường lao động hiện nay.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo GDNN có được quan tâm đầu tư nhưng cũ, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, thiết bị, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.

Công tác tuyển sinh đối với người học chất lượng đầu vào trình độ học vấn không cao, đạo đức trung bình nên ý thức tự giác và năng lực của người học đạt ở

mức trung bình; ngoài ra, một số có hoàn cảnh khó khăn nên phụ huynh muốn cho con em mình có việc làm ngay và có thu nhập để phụ giúp gia đình.

Một số bộ phận HSSV tốt nghiệp ra trường vẫn khó khăn trong tìm kiếm việc làm, việc làm không đúng ngành nghề đào tạo nên phải tìm kiếm việc làm khác hay tiếp tục học chuyển đổi ngành nghề khác; phần lớn vì trình độ, kỹ năng nghề yếu, không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Hiện nay, tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu đào tạo, người lao động trẻ thiếu kinh nghiệm, tay nghề kỹ thuật chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp. Định hướng các cơ sở đào tạo GDNN của địa phương đào tạo chưa chuyên sâu, nguồn nhân lực theo các ngành phát triển đặc thù của địa phương, còn tập trung đào tạo các ngành ít liên quan hoặc nhu cầu thấp so với thực tế của địa phương.

Công tác khảo sát dự báo nhu cầu lao động và nhu cầu học nghề chưa được quan tâm thực hiện, do vậy việc xây dựng kế hoạch đào tạo GDNN của nhà trường chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Việc qui định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện QLNN về lĩnh vực GDNN cho lao động sản xuất còn thiếu sự ổn định, các văn bản hướng dẫn của các Luật ra đời còn chung chung chưa cụ thể, rõ ràng nên việc quản lý đào tạo GDNN còn nhiều hạn chế và bất cập.

Công tác QLNN từ các cấp liên quan đến GDNN chưa xác định nên gây ra sự chồng chéo, thiếu sự thống nhất; chương trình đào tạo, chế độ giảng dạy đối với giảng viên, cách tính quy chế HSSV hoạt động không giống nhau. Đa phần chỉ nghiêng nặng về lý thuyết, ít chú trọng nhiều đến thực hành.

Công tác tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng người học còn hạn chế, chưa rộng rãi. Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, tình trạng thiếu lao động có trình độ tay nghề còn phổ biến; các cơ sở đào tạo nghề chưa chủ động phối hợp gắn kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu lao động. Công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp chưa tốt. Người

học thiếu thông tin về nghề nghiệp, về định hướng phát triển KT-XH, về cơ hội việc làm.

Việc tổ chức, điều hành và kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, thường xuyên. Các ban ngành liên quan và Chính quyền địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc kiểm tra, giám sát, thiếu nắm bắt tình hình thực tế về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại các cơ sở đào tạo GDNN.

b. Nguyên nhân hạn chế + Về phía nhà trường:

- Phần lớn nhà trường thường chú trọng những ngành nghề truyền thống hoặc đào tạo theo khả năng đã có mà chưa tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động.

- Nội dung chương trình còn cứng nhắc, cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại còn hạn chế. Giáo trình còn nặng về lý thuyết, tài liệu học tập và nghiên cứu còn nghèo nàn, chưa đa dạng. Khung chương trình được phân bố nhiều khi không hợp lý, một số môn lẽ ra là môn chuyên ngành nhưng lại được sắp xếp là

môn cơ sở hoặc môn cơ sở lại bỏ trong khi đó rất cần thiết.

- Thiếu đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ cao; năng lực giảng dạy, giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm; một số thiếu tâm huyết hoặc ỷ lại theo chế độ bao cấp.

Phương pháp dạy học truyền thống không phát huy tính sáng tạo của người học, dễ gây nhàm chán.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ học tập cũ kỹ, lạc hậu, thiếu thiết bị máy móc thực hành. Đối với hệ thống cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh trích từ ngân sách nhà nước tuy được quan tâm nhưng còn ở mức hạn chế nên

cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chất lượng hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Nguồn tài chính hạn hẹp, chủ yếu là do ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương. Nên hoạt động chi cho cơ sở đào tạo rất khó dẫn đến mở rộng quy mô đào tạo cũng như nâng cao chất lượng đào tạo.

- Nhà trường chưa nỗ lực tạo thêm nhiều mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, đơn vị Nhà nước trong tỉnh để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị này nhằm giúp HSSV tiếp cận nguồn thông tin kịp thời; hoặc với doanh nghiệp và các

địa phương khác để tìm đầu ra cho HSSV.

+ Về phía người học:

- Công tác tuyển sinh ngày càng khó khăn, việc tuyển sinh vào đại học, cao đẳng có nhiều lựa chọn cho người học, vì vậy việc tuyển sinh các đối tượng học nghề càng khó khăn hơn. Chủ yếu tuyển sinh đầu vào học sinh chất lượng không

cao; đó là, năng lực của người học hạn chế về kiến thức phổ thông với học lực yếu, trung bình; do yếu tố tâm lý, không muốn học nghề, hơn nữa do điều kiện gia đình. Yếu tố đầu vào xơ cứng đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như việc tiếp thu kiến thức của người học.

- Ý thức tự học và tự hoàn thiện của đa số HSSV còn yếu; mang tính thụ động và đối phó trong quá trình học.

+ Về phía doanh nghiệp và xã hội:

- Các doanh nghiệp mặc dù có nhu cầu sử dụng lao động lớn nhưng vẫn chưa thực sự chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo để sử dụng các sản phẩm đầu ra mà họ chỉ quan tâm đến việc tuyển lao động khi họ cần.

- Các doanh nghiệp được sử dụng sản phẩm của đào tạo nghề nghiệp đối với đội ngũ lao động kỹ thuật nhưng họ vẫn chưa xác định đúng đắn về trách nhiệm đối với các cơ sở đào tạo, chưa hỗ trợ vốn cho đào tạo nghề.

- Doanh nghiệp và nhà trường vẫn chưa có mối quan hệ mật thiết, nếu trường hợp này được thực hiện tốt thì hàng tháng doanh nghiệp có thể cử cán bộ xuống các cơ sở giảng dạy để hướng dẫn kinh nghiệm và giới thiệu công nghệ sản xuất mới

cho HSSV.

- Xã hội còn cái nhìn chưa đúng đắn về việc đào tạo và học nghề, vẫn coi học nghề là hướng đi cuối cùng và không được đề cao trong quan điểm, suy nghĩ của mọi người. Do đó, cần xã hội hoá công tác đào tạo nghề nghiệp, tuyên truyền để thay đổi quan điểm này.

Tiểu kết chƣơng 2

Nội dung Chương 2 đã nghiên cứu, khảo sát toàn diện tình hình QLNN đối với GDNN tại tỉnh Bình Thuận, cụ thể ở trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Cao đẳng nghề trên các phương diện QLNN từ hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước đến hoạt động đào tạo GDNN trong thực tiễn. Hệ thống các quy định của nhà nước về hoạt động này là tiếng nói đầy đủ toàn diện. Hoạt động đào tạo GDNN tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã đạt được những thành tựu lớn cả về quy mô cũng như chất lượng. Quy mô hoạt động của hai trường tăng rất nhanh; đội ngũ cán bộ quản lý được tăng cường; số HSSV được đào tạo đạt tay nghề chất lượng cao và tập trung một số ngành nghề mũi nhọn đáp ứng được những nhu cầu nhất định của nền kinh tế tỉnh Bình Thuận và khu vực lân cận. Công tác xã hội hoá được xã hội hưởng ứng mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu, nhiều ngành nghề đào tạo mới được mở, các hình thức học tập được tổ chức đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu học tập của thực tế xã hội.

Bên cạnh đó, thực trạng QLNN đối với GDNN của tỉnh Bình Thuận cũng cho thấy những tồn tại, những mặt còn yếu kém như có quá nhiều đầu mối quản lý; chất lượng cán bộ quản lý còn hạn chế, cơ sở đào tạo không đảm bảo điều kiện học tập, công tác kiểm tra còn hình thức và nhiều vấn đề khác. Đặc biệt trong vấn đề xã hội hoá hoạt động đào tạo GDNN còn nhiều vấn đề cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để điều chỉnh cho đúng với mục tiêu của giáo dục. Chính vì vậy, đã đặt ra vấn đề cần có những giải pháp căn cơ của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về GDNN.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN 3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 81 - 86)