Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 86 - 89)

Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch của địa phương trong giáo dục nghề nghiệp

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông thôn, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; mở rộng quy mô đào tạo để nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 55% vào năm 2020, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” [20].

Trên tinh thần đó, tỉnh Bình Thuận tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng địa phương; quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Như vậy, hoạt động QLNN về GDNN hiện đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm không riêng tỉnh Bình Thuận; để phát huy vai trò quản lý, tỉnh đã đề ra các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược sao cho phát triển hợp lý và cân đối cơ cấu đào tạo GDNN của địa phương. Vậy, QLNN về GDNN của tỉnh phải xuất phát từ các quan điểm sau:

Quan điểm 1, về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011-2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 16 tháng 1 năm 2012 của UBND tỉnh tập trung phát triển nguồn nhân lực, nó là trách nhiệm của toàn xã hội, cả những người sử dụng lao động và mỗi gia đình, cá nhân. Phát triển nguồn nhân lực là một quá trình, kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu, theo hướng toàn diện cả về học vấn, nhận thức chính trị, phong cách, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ; đề cao ý thức tự học và học tập suốt đời của mọi người. Bên cạnh đó, cần tập trung đào tạo với hình thức đa dạng, phù hợp và có hiệu quả đủ về số

lượng; xây dựng và phát huy tốt nguồn nhân lực hiện có, đồng thời thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút nhân lực có đạo đức, chuyên môn tay nghề cao về tỉnh làm việc; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, nghề, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% (năm 2010) lên 55% (năm 2015) và 70% (năm 2020) [66].

Quan điểm 2, về Quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh. Xác định phát triển GD&ĐT là quốc sách quan trọng hàng đầu và là sự nghiệp của toàn dân; đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Đầu tư giáo dục đào tạo đến năm 2020 trên tinh thần tận dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên hiện có, gắn với đầu tư bổ sung, phát triển mới; thực hiện liên thông, liên kết với các trường ngoài tỉnh; đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo [65].

Quan điểm 3, về việc ban hành Đề án “ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020” theo Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh. Xác định phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đa dạng ngành nghề đào tạo, trang bị đẩy đủ về cơ sở vật chất giảng dạy, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và giảng dạy [64].

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đã được định hướng, quan điểm chủ đạo về phát triển đào tạo GDNN; việc thiết kế các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt GDNN:

Một là, bảo đảm tính thực tiễn và khả thi: cụ thể hoá đường lối, chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước; phù hợp với luật pháp, với thực tiễn của địa phương. Nếu chúng ta bỏ qua hay không làm xem như thực tiễn địa phương không thể thực hiện được.

Hai là, bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất, được thể hiện ở chỗ các giải pháp phải có cấu trúc hợp pháp và hợp lý, tiếp cận theo quan điểm hệ thống. GDNN được xem là quốc sách hàng đầu, là cả quá trình, bao gồm nhiều hệ thống cấu thành

tương tác lẫn nhau. Nếu giải quyết không đồng bộ, thống nhất, hợp lý, dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động khơi dậy tiềm năng để phát triển xã hội.

Giải pháp cụ thể:

- Xác định và tạo lập cơ chế chính sách thu hút các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư cho GDNN; đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp ba bên: các cơ sở đào tạo, trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp. Từng bước xây dựng và ban hành những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ sở đào tạo cùng với doanh nghiệp trong việc đào tạo dạy nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho lao động có kỹ năng và năng lực sáng tạo cao.

- Quy hoạch, sắp xếp các cơ sở đào tạo GDNN trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cơ sở đào tạo bao gồm các cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập. Quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương. Trong quá trình phát triển, các quy hoạch này có thể được điều chỉnh tương ứng phù hợp với sự thay đổi phát triển.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo GDNN, cần xây dựng các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi về giao đất đai, ưu đãi về thuế, vay vốn, hỗ trợ nâng cao năng lực,... để các tổ chức và cá nhân tham gia vào sự nghiệp đào tạo GDNN. Trong phát triển đào tạo GDNN trên địa bàn tỉnh, các cơ sở công lập và ngoài công lập không chỉ cạnh tranh lành mạnh mà cần có sự hợp tác, phối hợp để đảm bảo hiệu quả.

- Nâng cao năng lực QLNN về GDNN. Tham gia vào sự nghiệp GDNN có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Bảo đảm nguyên tắc “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” đòi hỏi năng lực QLNN cần nâng tầm thích ứng và đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Sở LĐ-TB&XH với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm QLNN về GDNN; phải có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của bộ phận quản lý GDNN; phải có chương trình phối hợp với các sở/ngành trên địa bàn tỉnh để tránh trùng lắp hoặc bỏ trống các mảng, các hoạt động GDNN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 86 - 89)