Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 40)

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu kinh nghiệm QLNN về GDNN của một số địa phương có nền giáo dục nói chung và GDNN nói riêng phát triển trước và sau khi áp dụng Luật Giáo dục nghề nghiệp, bài học kinh nghiệm đối với QLNN về GDNN ở Bình Thuận là:

Thứ nhất, giáo dục đào tạo nói chung và GDNN nói riêng gắn với định hướng phát triển KT-XH của từng giai đoạn, với mục đích cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Một bài học đầu tiên mà Bình Thuận có thể học được từ việc quản lý để đào tạo nguồn nhân lực của các địa phương này, đó chính là đào tạo nguồn nhân lực phải gắn liền với yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Quản lý để đào tạo nguồn nhân lực phải theo sát các mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện trong hoạt động QLNN về GDNN đã xây dựng quy chế hoạt động và chính sách giải quyết việc làm cho đối tượng được đào tạo; gắn kết với các doanh nghiệp tuyển lao động trong nước, tuyển lao động xuất khẩu, tạo điều kiện cho lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp, tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề đối với người học tại địa phương trong tỉnh và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã ban hành nhiều đề án, cơ chế, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tập trung về công tác đào tạo mang tính ứng dụng, thực hành; gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và nhu cầu thị trường lao động; áp dụng cơ chế tự chủ; tạo sự hài lòng tối đa cho doanh nghiệp, người học để nâng cao chất lượng đào tạo GDNN.

Đây là một bài học kinh nghiệm rất quý giá cho tỉnh Bình Thuận, trong hoạt động QLNN về đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng so với nền kinh tế. Bình Thuận thừa lao động có trình độ đại học nhưng thiếu lao động có trình độ kỹ năng tay nghề cao. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn tồn tại mà chưa thể khắc phục được không những ở Bình Thuận mà phạm vi mở rộng trên cả nước.

Thứ hai, tiến hành khảo sát nhu cầu người học, định hướng nghề sớm, đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật lành nghề tương ứng trong cơ cấu nguồn lực lao

động. Cơ cấu trình độ đào tạo ở Việt Nam cũng như tỉnh Bình Thuận hiện nay được coi là mất cân bằng nghiêm trọng, cơ cấu trình độ giữa đại học, cao đẳng với trung cấp và công nhân kỹ thuật được cho là tối ưu ở các nước công nghiệp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh, đặc biệt là vai trò QLNN trong việc đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật lành nghề phù hợp trong cơ cấu phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ ba, trong đào tạo người học từ các cấp học trung cấp, cao đẳng, đại học cần chú ý đến đào tạo kỹ năng lao động và phẩm chất để phục vụ lao động, sản xuất, kinh doanh. Một trong những hạn chế rất nổi bật của đào tạo giáo dục ở các trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đều nặng về lý thuyết, không chú ý đến phát triển kỹ năng lao động cũng như các phẩm chất, rèn luyện năng lực tư duy người lao động, coi nhẹ kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng; dẫn tới việc người học khi ra trường không thể tiếp cận được ngay với công việc, nhiều doanh nghiệp, công ty đã phải tiến hành đào tạo lại trước khi sử dụng. Chính điều này đòi hỏi chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực của các nước khác nói chung và các địa phương nói riêng; chú ý đến đào tạo kỹ năng, năng lực, thái độ và phẩm chất cho người lao động. Đặc biệt, trong các chương trình đào tạo nhân lực của các địa phương này, đào tạo GDNN mang tính thực hành rất cao, luôn lấy người học làm trung tâm và gắn kết được với các doanh nghiệp để đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp cần.

Thứ tư, huy động sự tham gia của các nguồn lực trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đầu tư và phát triển công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các địa phương này đã cố gắng tìm kiếm các nguồn đầu tư và gắn kết với các doanh nghiệp để được hỗ trợ về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, kinh nghiệm QLNN phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình. Đồng thời để tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo nhân lực cũng như đảm bảo việc đào tạo luôn phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động, các địa phương này đều có những chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, công ty vào việc đào tạo nguồn nhân lực. Đây đều là những địa phương có định hướng, tạo điều kiện cho lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp và tập

trung vào phát triển nền kinh tế mũi nhọn của mình về xuất khẩu lao động, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng số lượng công nhân vào làm cho các khu công nghiệp chất lượng cao, rèn luyện kỹ năng tay nghề để hội nhập và cạnh tranh được với thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của các tỉnh phát triển đi trước trong đào tạo phát triển chất lượng nguồn nhân lực là cần thiết.

1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

1.4.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận là một tỉnh của vùng cực Nam Trung bộ nay thuộc Đông Nam bộ, ở vào tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðông. Phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [46].

Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thủ đô Hà Nội 1.532 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về phía Nam, cách thành phố Nha Trang 250 km. Có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu [46].

Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính: thành phố Phan Thiết, thị xã Lagi và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và Phú Quý với 127 xã, phường, thị trấn [46].

Là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27oC. Lượng mưa trung bình là 1.024mm, độ ẩm tương đối cao khoảng 79%. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.459, ít bị ảnh hưởng bởi mưa bão và động đất [16]. Đặc biệt, thời gian gần đây, do diện tích trồng thanh long mở rộng,

nhu cầu thiếu nước sản xuất lớn, bà con nông dân đã đẩy mạnh việc khoan giếng, làm ảnh hưởng đến lượng nước ngầm của địa phương. Cùng với tình hình hạn hán kéo dài và việc khai thác nước ngầm không theo quy hoạch, Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khá khô hạn trong cả nước.

Bình Thuận là tỉnh nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Là tỉnh có sức ảnh hưởng đối với các thành phố và các trung tâm phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Nha Trang tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật. Đồng thời cũng là một thách thức lớn đặt ra cho Bình Thuận phải phát triển nhanh nền kinh tế, nhất là những lĩnh vực thế mạnh, những sản phẩm đặc thù để mở rộng liên kết và phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để không bị tụt hậu so với khu vực và cả nước.

1.4.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận

Dân số toàn tỉnh 1,3 triệu người, lực lượng lao động 734.500 người. Tỉ lệ đô thị hoá 40.2%. Dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số: 272.457 chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phú Quý, thị xã La Gi; thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân [46].

Dân số thành thị chiếm khoảng 30% và dân số nông thôn chiếm khoảng 70%. Với cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức từ 28% (năm 2010) tăng lên gần 55% (năm 2015), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc gắn kết giữa đào tạo và giải quyết việc làm có chuyển biến tích cực [46].

Đa số cư dân hiện nay của Bình Thuận vẫn là cư dân nông, ngư nghiệp; chủ yếu sống gần biển và nông thôn. Cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ nhau, chỉ có vài xã thuần đồng bào dân tộc nhưng hiện nay đã có sự sinh sống xen kẽ với người Kinh.

Tiềm năng thuỷ sản, Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải sản đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao [46].

Toàn tỉnh có 282.902 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 54.700 ha đất lúa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Công nghiệp Bình Thuận phát triển khá ổn định, tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 16 - 17%; công nghiệp chế biến xuất khẩu sử dụng nguyên liệu lợi thế của địa phương có xu hướng phát triển nhanh [46].

Những năm gần đây tỉnh Bình Thuận thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh, đạt hiệu quả cao, góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh ngày càng sôi động. Để không ngừng phát triển, tỉnh Bình Thuận luôn xác định phải xây dựng một môi trường đầu tư - kinh doanh thực sự hấp dẫn, có sức cạnh tranh, đồng thời cần phải chuẩn bị tốt và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với chủ trương hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác, thân thiện, cởi mở, Bình Thuận hy vọng sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước quan tâm và đầu tư.

1.4.3. Lĩnh vực giáo dục của tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận phát triển giáo dục từ những quan điểm đổi mới tư duy giáo dục mạnh mẽ nhất thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, tháng 12/1996 về “ Định hướng phát triển chiến lược giáo dục đào tạo thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Sau đó là Nghị quyết Hội nghị 10, ngày 01/04/1997 của Tỉnh uỷ: giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu, con người là yếu tố trung tâm đảm bảo sự phát triển vững bền của đất nước. Ngành giáo dục đóng vai trò trụ cột trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành con người Việt Nam có chất lượng mới, lao động tự chủ, năng động sáng tạo. Phương thức giáo dục đa dạng, xã hội hoá với nhiều loại hình thích hợp. Với những cố gắng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc đổi mới, phát triển bằng những chính sách, giải pháp cụ thể; đó là một chặng đường đầy thử thách và thắng lợi của giáo dục Bình Thuận [46].

Về công tác giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT được UBND tỉnh giao quản lý các Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung cấp Du lịch Mũi Né, 4 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện ( chỉ quản lý phần Giáo dục thường xuyên); ngoài ra cơ sở giáo dục Mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên toàn tỉnh [60].

Về công tác đào tạo dạy nghề, Bình Thuận hiện có 18 cơ sở dạy nghề gồm: 01 Trường Cao đẳng nghề, 09 Trung tâm Dạy nghề thuộc huyện, 01 cơ sở dạy nghề trực thuộc Sở LĐ-TB&XH, 02 cơ sở dạy nghề của tổ chức đoàn thể, 01 Trường Cao đẳng Y tế có đăng ký hoạt động dạy sơ cấp nghề và 04 cơ sở dạy nghề ngoài công lập [64].

Công tác giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện, đạt được những kết quả khá tích cực. Điển hình trong 05 năm từ năm 2011đến năm 2015, số lượng HSSV trong toàn tỉnh đã theo học và tốt nghiệp ra trường là 137.705 người; trong đó, trên đại học là 116 người, đại học là 16.101 người, cao đẳng là 8.238 người, trung cấp là 7.114 người, sơ cấp là 6.489 người, đào tạo ngắn hạn là 99.647 người. Kinh phí phục vụ hoạt động đào tạo dạy nghề được quan tâm chỉ đạo, ngân sách nhà nước đã bố trí cho công tác đào tạo nghề hơn 116 tỷ đồng (trong đó Trung ương hỗ trợ 65,8 tỷ đồng), chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề gần 40 tỷ đồng. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết được việc làm cho 120.000 lao động, tăng 3,5% so với cùng kỳ giai đoạn 2006 – 2010 [62].

Tuy nhiên, công tác đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế, khó khăn nhất định, đó là: Quy mô, cơ cấu, trình độ, ngành nghề đào tạo còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người sử dụng lao động, việc gắn kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề và giải quyết việc làm tuy có chú ý triển khai nhưng kết quả đạt được còn thấp.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong nội dung chương 1, luận văn đã giới thiệu khái quát những khái niệm cơ bản về giáo dục, nghề, nghề nghiệp, GDNN; đặc biệt là hoạt động QLNN về GDNN. Luận văn phân tích làm sáng tỏ các nội dung, chủ thể và vai trò của QLNN về GDNN.

Đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm QLNN về GDNN của các địa phương phát triển mạnh về nguồn nhân lực; nhất là về lực lượng lao động có tay nghề cao, có thái độ, kỹ năng làm việc tốt của các địa phương khác; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Bình Thuận về công tác xã hội hoá đào tạo GDNN, công tác tuyên truyền giáo dục nghề, pháp luật về đào tạo GDNN và công tác quản lý nội dung, chương trình, phương pháp đối với cơ sở đào tào GDNN trên địa bàn tỉnh. Nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tr6en địa bàn tỉnh Bình Thuận. Điều đó đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp cần thiết trong QLNN về GDNN được hiệu quả hơn, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ, có kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của người lao động, góp phần quan trọng trong sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)