Vai trò quản lý nhà nƣớc về phòng,chống bạo lực đối với trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về phòng,chống bạo lực đối với trẻ em

Xây dựng cơ chế, chính sách, huy động nhân lực, nguồn lực để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Kiểm tra, thanh tra, đánh giá và định k sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương;

Xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em;

Chỉ đạo triển khai thực hiện Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn, ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại;

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc để xảy ra tình trạng không xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra trên địa bàn; không kịp thời hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.

1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em em

1.2.1. Định hƣớng và điều chỉnh hoạt động phòng, chống bạo lực đối với trẻ em

Thực hiện chính sách đối với phòng chống, bạo lực đối với trẻ em là đưa đường lối, chủ chương của Đảng về chính sách đối với phòng, chống bạo lực đối với trẻ em đi vào cuộc sống, khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ

xã hội chủ nghĩa. Thông qua chỉ đạo việc triển khai và tổ chức thực hiện chính sách, tổ chức Đảng thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và đánh giá đúng mức về năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên. Đảng và Nhà nước định hướng trong công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, tạo điều kiện phát huy mọi khả năng của nhà nước và xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em. Từ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra, các chủ thể thực hiện chính sách bằng cách xây dựng và ban hành văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách để cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp chính sách cho từng giai đoạn thời gian và địa bàn cụ thể. Kết quả của chính sách phải bảo đảm phòng, chống bạo lực đối với trẻ em tại các vùng sâu vùng xa cũng như khu vực thành phố, nông thôn đều được hưởng bình đẳng các quyền của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ thân thể của mình. Vì vậy trong quá trình thực hiện chính sách các chủ thể cần thể chế hóa định hướng, mục tiêu của Đảng và nhà nước, và thực thiện theo đúng mục tiêu, bên cạnh đó các chủ thể cần tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách đối với trẻ em trên phạm vi quốc gia và từng bước tiếp cận Công ước quốc tế về quyền của trẻ em.

1.2.2. Hỗ trợ, huy động nguồn lực thực hiện phòng, chống bạo lực đối với trẻ em đối với trẻ em

Trong việc thực hiện chính sách đối với phòng, chống bạo lực đối với trẻ em thì việc phân bổ nguồn lực và huy động các nguồn lực trong thực hiện chính sánh đối với phòng, chống bạo lực trẻ em là thực sự cần thiết, đó là nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, cần vận động kêu gọi công tác xã hội hóa nguồn lực cho công tác phòng chống bạo lực đối với trẻ em, cần xây dựng các dự án, các chương trình, đề án, tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại nhân dân, các hình thức xã hội hóa để kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức phí chính phủ,

các tổ chức cá nhân hỗ trợ về kinh phí trong quá trình thực hiện chính sách đối với phòng, chống bạo lực trẻ em .

1.2.3. Thực hiện bảo vệ quyền trẻ em

Cần phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em với việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ bản của trẻ em trong những năm tới. Trước hết là phải nhận thức đầy đủ những nguy cơ về tình trạng bất bình đẳng của trẻ em, về một số quyền của trẻ em không được thực hiện đầy đủ, về tình trạng xao nhãng trẻ em, về sự chậm phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ những vấn đề nêu trên cần phải thay đổi nhận thức và tư duy; đi đôi với việc thay đổi nhận thức là việc thay đổi hành vi và hành động kịp thời của tất cả các thành viên trong xã hội, của các gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt là của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo những vấn đề cơ bản của trẻ em từ đó tạo sự đồng thuận cao trong việc hoạch định chính sách, thiết kế các chương trình, đề án nhằm ưu tiên nguồn lực giải quyết những vấn đề bức xúc nhất, vùng khó khăn nhất liên quan đến việc thực hiện các quyền của trẻ em. Xây dựng môi trường xã hội thân thiện với trẻ em; bảo đảm sự an toàn cho trẻ em, không có sự ngược đãi, xâm hại, bạo lực, xao nhãng, phân biệt đối xử với trẻ em. Phát triển hệ thống phúc lợi xã hội phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ em nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu cần được chăm sóc của trẻ em.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, còn non nớt cả về thể chất và trí tuệ vì vậy cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt; bảo đảm cho mọi trẻ em được sống trong môi trường thân thiện và an toàn, không có ngược đãi, bạo lực và phân biệt đối xử. Chúng ta không chỉ quan tâm đến vấn đề số lượng trẻ em được tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội mà cần cả quan tâm hơn nữa đến vấn đề chất lượng các dịch vụ phúc lợi dành cho trẻ em.

1.2.4. Phát huy vai trò của trẻ em trong xây dựng và phát triển xã hội

Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, trẻ em ngày càng được Đảng, Nhà nước, xã hội và gia đình quan tâm, chăm sóc tốt hơn.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước mà Người hết lòng yêu quý và tin tưởng. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc: “Bác mong các cháu chăm ngoan. Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng”

Trong những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư ngày càng tăng cho sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và toàn xã hội luôn quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em.

1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em em

1.3.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em

Nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói riêng, trong đó có công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em bằng pháp luật. Do đó, Nhà nước cần ban hành thể chế, chính sách, pháp luật

về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em. Hệ thống pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp

lý, bảo đảm các quyền của trẻ em được thực hiện.

Pháp luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, trong đó có công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em bao gồm hệ thống quy định pháp luật của nhà nước về bạo lực đối với trẻ em và những ràng buộc pháp lý để các quyền của trẻ em được đảm bảo và thực hiện; quy định trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước, phân công, phân cấp, đồng thời đã có sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.

Để triển khai thực hiện pháp luật đi vào cuộc sống, Nhà nước cần thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em: Giúp công dân, tổ chức, người sử dụng lao động biết, nắm vững quy định pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó có pháp luật về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em; nâng cao hiểu biết pháp luật của công dân và nhận thức của cộng đồng về bạo lực trẻ em và những nguy hại của nó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, từ đó có ý thức trong thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.

Do đặc điểm về tâm lý lứa tuổi, các em còn non nớt về thể chất và tinh thần, các em dễ bị xâm hại, bị tổn thương. Vì vậy, việc bảo lực trẻ em luôn có ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và tinh thần của trẻ và không nằm ngoài sự

nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung. Quyền của trẻ em chính là trách nhiệm của người lớn mang lại, giám sát và đảm bảo thực hiện.

Việc nghiên cứu và phổ biến luật pháp về bảo vệ phòng, chống bạo lực đối với trẻ em đang ngày càng được quan tâm. Nhằm tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động, giúp ngăn ngừa tiến tới xóa bỏ tình trạng bạo lực trẻ em trong điều kiện hiện nay, phù hợp với các điều ước quốc tế, từng bước nghiên cứu sửa đổi hoàn thiện và ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách nhằm bảo vệ quyền trẻ em nói chung, trong đó có vấn đề về bạo lực trẻ em cần phải được ngăn ngừa tiến tới xóa bỏ.

1.3.2. Xây dựng và thực thi chính sách về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em

Chính phủ, các bộ, ban, ngành từ trung ương tới cơ sở cần nghiên cứu thực trạng bạo lực trẻ em đang diễn ra và xu hướng diễn biến trong tình hình mới để trên cơ sở pháp luật hiện hành và những điều ước quốc tế về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em xây dựng và ban hành các chương trình, chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, quan tâm đến các chính sách an sinh xã hội để mọi trẻ em đều có quyền bình đẳng hưởng thụ các giá trị của cuộc sống, được bảo vệ và có điều kiện để học tập và phát triển an toàn, toàn diện. Ban hành và thực thi hiệu quả các chương trình, chính sách như: Chương trình hành động vì trẻ em, chương trình ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em. Vì suy cho cùng, một nguyên nhân căn bản của tình trạng bạo lực trẻ em được cho là có xuất phát từ bạo lực gia đình, sau đó là nhận thức của các bậc cha mẹ và cộng đồng đối với việc thực thi các quyền của trẻ em, sau đó mới đến các yếu tố khác. Việc xây dựng, ban hành và thực thi tốt các chính sách chương trình này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em đạt hiệu quả.

1.3.3. Xây dựng kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, Nhà nước phải thiết lập hệ thống tổ chức bộ máy. Tổ chức bộ máy của Nhà nước tổ chức thống nhất, từ cấp Trung ương đến địa phương theo thứ bậc, bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) và cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng (các Bộ, các sở, các phòng). Hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước mang tính quyền lực nhà nước và thường xuyên, liên tục và đáp ứng yêu cầu hoạt động thông suốt, chuyên nghiệp, hiệu quả. Tổ chức bộ máy là công cụ, phương tiện để nhà nước quản lý xã hội, trong đó có công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em nói riêng, bao gồm: Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ở cấp Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và cấp Sở, phòng, ban ở địa phương. Công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em theo đó cũng được phân cấp theo các cấp chính quyền. Chính quyền các cấp và các ngành phối hợp trong công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, thường xuyên tiến hành tổng kết, đánh giá đúng thực trạng, đúc rút ra kinh nghiệm tốt, khắc phục những mặt còn yếu kém. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tăng cường sự quản lý của nhà nước nhằm bảo vệ quyền của trẻ em, cũng như công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em đạt hiệu quả, không để tình trạng trẻ em bị bạo hành làm ảnh hưởng tới việc phát triển tinh thần và sức khỏe, bạo lực trẻ em xảy ra trên địa bàn của cấp nào thì trách nhiệm thuộc về chính quyền của cấp đó.

Hiện nay, Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em, trong đó có phòng, chống bạo lực đối với trẻ em được quản lý theo hệ thống như sau:

- Cấp Trung ương: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn giúp Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực. Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em là cơ quan thuộc Bộ trực tiếp tham mưu cho Bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.

- Cấp tỉnh: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em tên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em trực tiếp tham mưu cho Sở thực hiện chức năng nhiệm vụ này.

Sơ đồ 1.2. Bộ máy Quản lý nhà nƣớc về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em

- Cấp huyện: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về lao động

Chính Phủ

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội

UBND cấp tỉnh

UBND cấp huyện

UBND cấp xã Cán Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội cấp xã và cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)