Hạn chế trong QLNN về phòng,chống bạo lực đối với trẻ em trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Hạn chế trong QLNN về phòng,chống bạo lực đối với trẻ em trên địa

trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.4.2.1. Công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em còn nhiều yếu kém

Một là, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và một số bộ ngành hữu quan tuy đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Hai là, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em còn thiếu chặt chẽ và chưa hiệu quả.

Ba là, một số cơ quan có trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung, công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình nhưng Chính phủ chưa có cơ chế quản lý hữu hiệu.

Bốn là, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em nói chung và về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng còn nhiều khó khăn.

2.4.2.2. Thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

- Đội ngũ công chức thực hiện công tác Lao động, Thương binh và Xã hội ở cơ sở còn thiếu, trong khi các đầu mối công việc của ngành ở cấp cơ sở quá rộng lại tác bảo vệ chăm sóc trẻ em chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa đáp ứng

được yêu cầu, đỏi hỏi là trách nhiệm, sự quan tâm sâu sát của cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em chuyên trách ở cơ sở.

- Năng lực, kỹ năng làm việc với trẻ em, phát hiện và can thiệp, xử lý của cán bộ làm công tác này còn thiếu chuyên nghiệp, chưa được bồi dưỡng kịp thời nhằm thực hiện hiệu quả giải quyết tình trạng bạo lực trẻ em trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm trên địa bàn, cũng như có biện pháp ngăn ngừa hạn chế tình trạng bạo lực và năng lực xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bạo lực trẻ em.

2.4.2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em chưa hiệu quả

Hiện tại, nhiều ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục nhưng không có cơ quan nào là đầu mối chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá về kết quả và chất lượng của công tác này trong lĩnh vực trẻ em. Việc tuyên tuyền, giáo dục và việc cung cấp thông tin về hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa tác động rộng khắp đến các địa bàn, các gia đình nhóm trẻ em có nguy cơ cao dễ bị bạo lực, xâm hại; nhiều hoạt động còn mang tính chất phổ biến kiến thức chung, chưa có nội dung riêng cho từng nhóm trẻ em dễ bị tổn thương cần được bảo vệ. Một số cơ quan, tổ chức và cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, tìm cơ chế, giải pháp phù hợp để trợ giúp gia đình các nhóm trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, giúp họ có cơ hội tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ, can thiệp phù hợp (chỗ ở tạm thời, chăm sóc y tế, tham vấn, trị liệu…). Việc giáo dục kỹ năng sống và kiến thức pháp luật để trẻ em biết tự bảo vệ mình, biết ứng phó các tình huống thường gặp trong cuộc sống; việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ (trong đó có kỹ năng bảo vệ và nuôi dạy con cái) chưa được các cơ quan chức năng coi trọng trong một thời gian dài nên công tác giáo dục chưa đạt mục tiêu đề ra.

2.4.2.4. Hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em còn hạn chế

Hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em hiện tại còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng và loại hình; thiếu các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp và thân thiện để bảo vệ trẻ em như tham vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý, quản lý trẻ em liên quan đến hệ thống tư pháp, đặc biệt là các dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình và trường học. Các cơ quan chức năng chưa đề xuất chính sách phù hợp để cho ra đời một hệ thống chăm sóc trẻ em thay thế như chăm sóc bởi họ hàng, nhận nuôi tạm thời, con nuôi hay các hình thức chăm sóc ngoài gia đình trong những trường hợp khẩn cấp; đa số các trường hợp bị bạo lực, xâm hại hay bỏ rơi khi không được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng đều buộc phải đưa vào các cơ sở chăm sóc tập trung. Những hỗ trợ hiện nay thông qua các chương trình an sinh xã hội chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu của một số nhóm trẻ riêng biệt, chưa trở thành một hệ thống dịch vụ có tính liên tục và thống nhất nên chưa có khả năng hoạt động theo hướng kết nối và lồng ghép hiệu quả.

2.4.2.5. Việc xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ

Quy mô và điều kiện về cơ sở vật chất trường, lớp chưa đáp ứng yêu cầu, (đặc biệt với ngành giáo dục mầm non). Nhiều trường học do quỹ đất quá chật hẹp không bố trí được sân chơi, bãi tập, phòng đa năng, thư viện cho trẻ em học tập, vui chơi, phát triển năng khiếu; thậm chí không ít trường học, trường mầm non (cả trong và ngoài công lập) chưa có nhà vệ sinh cho trẻ em. Việc thiếu quy hoạch đồng bộ tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất đã dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng các khu vui chơi, các cơ sở giáo dục cho trẻ em (nhất là cơ sở giáo dục mầm non).

Sự lồng ghép việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong công tác gia đình còn mang tính hình thức. Gia đình hiện nay đang được xây dựng theo hướng phù hợp với cộng đồng dân cư mà chưa chú trọng yêu cầu phù hợp với trẻ em.

Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, môi trường giáo dục trong gia đình hiện nay ở nhiều nơi đang là mối lo ngại đối với sự an toàn và sự phát triển toàn diện của trẻ em, làm gia tăng nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

2.4.2.6. Ngân sách Nhà nước dành cho công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em chưa đáp ứng được yêu cầu

Việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, còn thấp xa so với yêu cầu thực tế và so với đầu tư cho các lĩnh vực khác. Hầu hết các địa phương đều có ngân sách chi thường xuyên cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa cho trẻ em, nhưng không có ngân sách thường xuyên chi cho công tác bảo vệ trẻ em; các hoạt động phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em đều lồng ghép chung trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2.4.2.7. Hệ thống các chính sách chưa đồng bộ và công bằng

- Chính sách phát triển kinh tế chưa thật sự đồng bộ để phát triển kinh tế xã hội đồng đều ở các vùng, miền. Tốc độ đô thị hóa vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân hóa giàu nghèo và những làn sóng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị làm việc.

- Chính sách an sinh xã hội chưa công bằng cho tất cả các vùng miền. Người nghèo được hỗ trợ phát triển kinh tế nhưng mới chỉ ở mức độ cho con cá mà chưa cho được cần câu. Các mục tiêu giảm nghèo bền vững vì thế chưa đạt như mong đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)