7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và huy động hỗ trợ
hỗ trợ công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em
Nhà nước cần cân đối nguồn ngân sách hàng năm để dành ra một phần kinh phí để chi cho hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em, kinh phí mục tiêu chương trình công tác phòng, chống sử dụng lao động trẻ em:
- Mua sắm các trang thiết bị cần thiết về cơ sở vật chất, tài liệu, phương tiện làm việc cho cán bộ công chức.
- Hoạt động can thiệp, hỗ trợ đột xuất trong trường hợp xẩy ra các vụ việc, xâm hại, bóc lột lao động trẻ em.
- Hỗ trợ trẻ em hồi gia, dạy nghề.
- Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng phát hiện, can thiệp, trợ giúp lao động trẻ em cho cán bộ làm công tác này.
Ngoài nguồn nhân sách nhà nước cần thực hiện xã hội hóa nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.
Xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em cần có các giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, nhà trường, gia đình, các doanh nghiệp đối với sự nghiệp trẻ em. Vận động toàn dân bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo ra môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội.
Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về xã hội hóa công tác thực hiện quyền trẻ em; quy định rõ ràng, cụ thể hơn về điều kiện, phương thức xã hội hóa công thực hiện quyền trẻ em nói chung cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động và đối tượng của cơ sở trợ giúp trẻ em và cơ sở bảo trợ xã hội nói riêng. Quy định rõ vị trí pháp lý của Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp và cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn Quỹ này ở địa phương.
Ba là, phát huy vai trò, hoạt động của các tổ chức xã hội như Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, các tổ chức của trẻ em như Đội thiếu niên tiền phong, câu lạc bộ quyền trẻ em để vận động thành viên của tổ chức và xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em.
Bốn là, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; giữa các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trong đó gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường giáo dục hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em phát triển toàn diện.
Năm là, phát triển các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, xây dựng nguồn lực, khả năng dựa trên tiềm năng sẵn có của gia đình/ họ hàng và cộng đồng để đảm bảo sự an toàn và an sinh cho trẻ em. Tập trung xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia thực hiện quyền trẻ em ở cấp cơ sở, tại khu dân cư; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng các điểm công tác xã hội với trẻ em ở cộng đồng, trường học, bệnh viện; văn phòng tư vấn công tác xã hội với trẻ em ở cấp huyện; trung tâm công tác xã hội với trẻ em ở cấp tỉnh.
Sáu là, khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho công tác thực hiện quyền trẻ em. Cùng với việc tăng thêm và sử dụng
có hiệu quả ngân sách nhà nước, cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức trong nước và quốc tế, các nhà hảo tâm cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đồng thời, quy định cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn tài chính cung ứng cho dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Bảy là, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm và các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp thực hiện quyền trẻ em; xây dựng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Vận động, thu hút các tổ chức quốc tế cùng phối hợp thực hiện, qua đó giúp cho tính bền vững của các hoạt động về trẻ em tốt hơn, hiệu quả hơn.
3.2.6. Tiến hành thƣờng xuyên hoạt động thanh tra về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đưa vào kế hoạch hàng năm việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến tình hình bạo lực trẻ em. Định k kiểm tra, thanh tra, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa việc bạo lực trẻ em, xây dựng các biện pháp phòng và chống bạo lực trẻ em .
- Coi trọng nắm bắt tình hình và giám sát các trường hợp lao động trẻ em tại địa phương, khu dân cư để ngăn ngừa, có tính răn đe, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bạo lực trẻ em. Coi đây là một trong các tiêu chí trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, xác định đây là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em nói chung. Có quy định cụ thể về nghĩa vụ công dân trong việc tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa, phát hiện và tố cáo các trường hợp bạo lực đối với trẻ em, cũng như xử lý nghiêm minh các trường hợp phát hiện hoặc biết có hành vi bạo lực trẻ em mà không tố giác, giống như các tội danh khác của pháp luật. Từ đó tạo ra một cơ chế giám sát sâu rộng trong cộng đồng dân cư về
đảm bảo quyền trẻ em, có ý nghĩa ngăn ngừa, ngăn chặn việc bạo lực trẻ em trước khi nảy sinh vấn đề quyền trẻ em trên địa bàn khu dân cư, cộng đồng.
- Chính quyền địa phương phải thường xuyên rà soát, quản lý nhân khẩu, đồng thời nâng cao cảnh giác, phát hiện các hình thức bạo lực trẻ em. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cơ sở phải phối hợp với nhà trường, khu dân cư để thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình trẻ em đang trong độ tuổi đi học, các biểu hiện bạo lực trẻ em để kịp thời phát hiện, xử lý.
Nâng cao nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em trong đó có vấn đề bảo lực trẻ em cho đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội nói chung và cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói riêng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đưa vào kế hoạch hàng năm việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến tình hình bạo lực trẻ em Định k kiểm tra, thanh tra để kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa việc lạm dụng trẻ em nhất là các trẻ em nữ.
3.3. Khuyến nghị đối với Trung ƣơng và Thành phố Hà Nội 3.3.1. Khuyến nghị đối với Trung ƣơng 3.3.1. Khuyến nghị đối với Trung ƣơng
Thứ nhất, Cần xây dựng những chế tài đủ mạnh, nhất là việc sửa đổi bộ
luật hình sự tại điều 110 Bộ luật Hình sự Việt Nam có quy định: ″…Người
nào đối xử tàn ác với đối tượng là trẻ em lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 3 năm…″[38].
Thứ hai, Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan Trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch phòng, chống bạo lực trẻ em, các kế hoạch có kế hoạch từng thời k , ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó có các giải pháp để vừa phòng vừa chống các loại hình bạo lực với trẻ em hiện nay.
Thứ ba, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cùng Bộ Tài chính cần sớm đưa ra giải pháp để đầu tư xây dựng thêm các trường mầm non bằng cả vốn ngân sách và xã hội hóa, cũng như sớm có giải pháp tổng thể về giáo dục mầm non, nhất là phải quan tâm đến nhân cách, đạo đức và trình độ của các cô giáo và người giữ trẻ mầm non. Bộ Công an cần điều tra, xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi bạo hành trẻ em.
3.3.2. Khuyến nghị đối với Thành phố Hà Nội
Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em; kết hợp tuyên truyền trong gia đình, trường học và xã hội các biện pháp phòng, chống bạo lực đối với trẻ em; tăng cường quản lý nhà nước với việc giải quyết triệt để tình trạng bạo lực trẻ em trong xã hội.
Hai là, Nhà nước cần có chính sách về chăm sóc trẻ em nói chung và bạo lực trẻ em nói riêng, các chính sách cần cụ thể với từng loại hình bạo lực và có lứa tuổi từ trẻ em học từ mẫu giáo đến các bậc phổ thông.
Ba là, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt là công tác vận động những gia đình nghèo không để trẻ em lang thang lao động kiếm sống. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, xã hội, các hội nghề nghiệp và cộng đồng về việc phòng ngừa tình trạng bạo lực trẻ em. Đưa tiêu chí không để tình trạng bạo lực trẻ em vào nghị quyết các cấp ủy cơ sở.
Tăng cường các hội nghị, hội thảo, diễn đàn riêng về chương trình phòng, chống bạo lực đối với trẻ em. Hàng năm, tổ chức tuyên truyền rộng rãi hơn ở các cấp chính quyền, từ trung ương tới cơ sở về bạo lực trẻ em để nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.
Bốn là, tăng cường pháp chế và thực thi các chế tài xử lý nghiêm đối với các vi phạm các quyền cơ bản của trẻ em từ gia đình đến cộng đồng. Đưa quy định pháp luật về nghiêm cấm bạo lực trẻ em trong xã hội.
Năm là, củng cố và tổ chức quản lý tốt các hình thức dạy cho trẻ em các biện pháp tự bảo vệ mình, tự phòng chống và tố giác các hành vi bạo lực với trẻ em, phát huy vai trò đoàn thanh niên tại thôn/bản theo hướng lồng ghép với các trường phổ thông, tổ chức đoàn, hội, khu dân cư, để gia đình, nhà trường và ngay chính bản thân trẻ em nhận thức đầy đủ các quyền của trẻ em và ý nghĩa của việc học tập đối với tương lai của mình.
Sáu là, gắn trách nhiệm của gia đình trong công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, nhưng khi gia đình không có khả năng và điều kiện thực hiện thì cộng đồng xã hội và Nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình thực hiện. Việc giúp đỡ này phải được thực hiện thông qua hệ thống chính sách, các chương trình nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan tới trẻ em và cần ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ dễ bị tổn thương.
Bảy là, việc xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới, thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em mang tính chuyên nghiệp và cấu trúc mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ: phòng ngừa; can thiệp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ; trợ giúp hòa nhập cộng đồng và tạo cơ hội phát triển./.
Tiểu kết chƣơng 3
“Trẻ em như búp trên cành” Là những công dân còn non nớt về mặt thể chất và tinh thần, nên công tác bảo vệ trẻ em là cực k quan trọng. Trong thời gain qua việc quan tâm chăm sóc trẻ em đang bị sao nhãng từ đó gây ra nhiều vụ việc về bạo lực đối với trẻ em, chương III đã đưa ra một loạt các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với bạo lực trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tất cả các giải pháp trên đều dựa trên nền tảng và bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước về bảo vệ quyền của trẻ em được xác định trong các văn kiện đại hội Đảng, đặc biệt là tư tưởng chỉ đạo trong nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Các giải pháp nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để chính sách đi vào cuộc sống bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và phòng chống bạo lực đối với trẻ em nói riêng và trẻ em ngày càng được phát triển toàn diện. Đồng thời, còn có ý nghĩa giáo dục cộng đồng ý thức tôn trọng và bảo vệ trẻ em, nhìn nhận việc phòng chống bạo lực trẻ em là việc làm của mọi người dân, mọi tổ chức chính trị, xã hội và của mọi các cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
KẾT LUẬN
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để an toàn, để phát triển. Song thực tế cho thấy, rất khó để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng bạo lực trẻ em ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. Trong điều kiện phát triển của xã hội hiện nay, vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc bạo lực với trẻ em, các vụ việc này với nhiều hình thức tinh vi và khó lường. Thì sự cần thiết của hoạt động quản lý nhà nước trong phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.
Trong tương lai, cùng với quá trình phát triển đất nước, cùng với những tiến bộ về kinh tế- xã hội, hệ thống chính sách an sinh xã hội cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bạo lực trẻ em. Cần có những chính sách tạo ra môi trường bình đẳng trong các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế…) để những trẻ em thiệt thòi được hưởng lợi. Bên cạnh đó cần có những biện pháp, cơ chế thúc đẩy việc thực hiện các chính sách đã ban hành có hiệu quả. Cần quan tâm đến những giải pháp tuyên truyền, phòng ngừa và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở các cấp cơ sở, đẩy mạnh nghiên cứu đúc kết, rút kinh nghiệm những mô hình phòng ngừa và hạn chế tình trạng bạo lực trẻ em và nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, với mong muốn là những đề xuất, gợi ý để các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách có những điều chỉnh, hoàn thiện về pháp luật và chính sách của nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em,
nhằm ngăn ngừa và chấm dứt tình trạng bạo lực trẻ em. Để mọi trẻ em đều được bảo vệ đều có quyền sống an toàn, học tập, vui chơi và phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 2032/BC-LĐTBXH của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội ngày 13/7/2017 về kết quả tháng hành động về trẻ em năm 2017.
2. Báo cáo số 3720/BC-LĐTBXH của Sở Lao động - Thương binh và Xã