7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hà Nội
Một là, Cần có sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.
Hai là, cần có chế tài mạnh mẽ hơn nữa trong việc xử lý các trường hợp bạo lực trẻ em.
Ba là, trong phòng chống bạo lực trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các sở ban ngành trong từng địa phương.
Bốn là, cần có sự quan tâm của xã hội và từng gia đình trong việc phòng, chống bạo lực đối với trẻ em.
Năm là, Trẻ em đều trong tuổi đi học, cần có sự quan tâm của nhà trường, bạn bè và gia đình trong việc thực hiện nuôi dạy trẻ.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 trình bày tổng quan về bạo lực trẻ em. Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm có liên quan trong phạm vi quốc tế như khái niệm về trẻ em trong Công ước về quyền trẻ em 1998, tác giả đã đưa ra được nhận thức chung nhất về khái niệm bạo lực trẻ em, các loại hình, đặc điểm của bạo lực trẻ em, ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực trẻ em. Bên cạnh đó tác giả đã khái quát vấn đề về phòng và chống bạo lực trẻ em, từ đó nghiên cứu lý luận về QLNN đối với bạo lực trẻ em, nhấn mạnh vai trò của quản lý nhà nước đối với bạo lực trẻ em, đó là thực hiện định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với bạo lực trẻ em; Hỗ trợ và huy động các nguồn lực nhằm thực hiện phòng chống bạo lực trẻ em; thực hiện bảo vệ quyền trẻ em; Phát huy vai trò của trẻ em trong xây dựng và phát triển xã hội, qua đó xác định nội dung QLNN về bạo lực trẻ em, cũng như kinh nghiệm QLNN về bạo lực trẻ em tại Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ninh và đã rút ra những bài học có giá trị tham khảo cho Thành phố Hà Nội như cần có sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em; cần có chế tài mạnh mẽ hơn nữa trong việc xử lý các trường hợp bạo lực trẻ em; trong phòng chống bạo lực trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các sở ban ngành trong từng địa phương; cần có sự quan tâm của xã hội và từng gia đình trong việc phòng, chống bạo lực đối với trẻ em; trẻ em đều trong tuổi đi học, cần có sự quan tâm của nhà trường, bạn bè và gia đình trong việc thực hiện nuôi dạy trẻ. Các kết quả nghiên cứu ở chương 1, học viên sử dụng làm cơ sở nghiên cứu thực trạng QLNN về bạo lực trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI