Thực trạng bạo lực trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng bạo lực trẻ em

Tại Việt Nam, bạo hành trẻ em diễn ra khá phổ biến. Theo thống kê của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ở Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. Vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là

xâm hại tình dục trẻ em có những diễn biến mới, phức tạp [19].

Nghiên cứu của Bộ Công an đối với 2.000 học viên các trường giáo dưỡng cũng cho thấy khoảng 50% trường hợp có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của cha mẹ. Trong đó, số em bị cha đánh chiếm 23% - gấp 5 lần tỷ lệ bị mẹ đánh. Tất cả hình thức bạo hành trẻ em dù là tinh thần hay thể chất đều gây ra những hiệu ứng tiêu cực. Trong một số trường hợp, sức khỏe thể chất và trí nhớ của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm có 3.000 đến 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát

hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục [33].

Tại Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, hình ảnh những cháu bé bị chính các bảo mẫu đánh đập tại trường mẫu giáo, rồi cháu bé bị chính bố đẻ của mình đánh đập tàn nhẫn và hành trình chạy trốn đầy gian nan của cháu ngay giữa thủ đô Hà Nội mới đây, đã thêm lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bạo lực trẻ em - tình trạng vẫn xảy ra trong xã hội nhiều năm với mức độ tăng lên về vụ việc và cả mức độ trầm trọng trong từng vụ việc.

Không chỉ có nguy cơ bị bạo hành thương tâm trong chính gia đình mình, một tỷ lệ đáng kể các em nhỏ còn có nguy cơ trở thành nạn nhân của các vụ bạo lực xảy ra tại trường học hay ngoài xã hội. Các hành vi bạo hành bao gồm cả về thể chất, tinh thần và bạo hành tình dục trẻ em. Ðáng lo ngại là

không ít vụ bạo hành trẻ em diễn ra tại các cơ sở giáo dục, nhất là cơ sở giáo dục mầm non, hay các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã tăng đến mức đáng báo động trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi còn nhiều sự việc chưa bị phát giác, trình báo. Trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được hưởng sự chăm sóc về thể chất và tinh thần, được phát triển trong môi trường lành mạnh, an toàn. Vì thế, mỗi trẻ em bị bạo hành về thể xác, tinh thần hay tình dục đều để lại những vết thương khó lành, không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn cả tương lai của trẻ. Bởi vết thương thể xác có thể lành nhưng những ảnh hưởng về mặt tâm lý, tình cảm sẽ theo các em trong cuộc đời. Nghiêm trọng hơn, hầu hết những trẻ em từng bị bạo hành đều có tâm lý mặc cảm, tự ti hoặc nảy sinh thái độ thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành, nhiều em trong số đó dễ có ứng xử tương tự đối với người khác. Nhiều nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng, những trẻ em thường xuyên phải sống trong môi trường có bạo lực thường không tôn trọng cuộc sống gia đình, có xu hướng rời xa gia đình và do vậy, rất dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội.

2.2.1. Số lƣợng trẻ em và trẻ em bị bạo lực

Tính đến tháng 12/2017, tổng số trẻ em của Thành phố là 1.864.886 trẻ, với 14.261 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 35.221 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có 30.737 trẻ em sống trong gia đình nghèo. 14.165/14.261 (chiếm 99,3) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn được trợ giúp bằng nhiều hoạt động can thiệp, hỗ trợ khác nhau. 100% trẻ em trong các vụ việc bạo hành, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em được quan tâm tư vấn

Bảng 2.1. Tình hình chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng số trẻ dưới 16 tuổi (trẻ) 1.695.296 1.715.601 1.778.298 1.796.480 1.864.886 2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ) 13.576 13.362 13.325 14.000 14.261 Trong đó: Tỷ lệ được chăm sóc (%) 95 98 99.4 99.2 99.3 3 Tổng số xã, phường, thị trấn đạt xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em 496 522 535 540 543 Tỷ lệ (%) 85 89.4 91.6 92.5 92.8

“Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội”

Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có 543/584 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Thành phố Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em qua các hoạt động như:

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em cấp quốc gia năm 2017.

Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, diễn đàn Trẻ em. Tổ chức rà soát, kiểm tra trang thiết bị vui chơi, giải trí dành cho trẻ em, chỉ đạo xử lý đối với những thiết bị đã hư hỏng, không an toàn.

Tiếp nhận, nắm bắt thông tin; chỉ đạo xác minh, can thiệp và có biện pháp hỗ trợ 21 trẻ em bị xâm hại, lạm dụng.

Tổ chức 196 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại 30 quận, huyện, thị xã; 584 xã, phường, thị trấn; xây dựng 03 mô hình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tại 03 xã; 07 cuộc truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng ngôi nhà an toàn

tại các quận, huyện [2].

Bảng 2.2. Thực trạng bạo lực trẻ em các năm từ 2013 đến 2017 Năm Tổng số vụ tiếp nhận Số vụ trẻ em bị Xâm phạm/lạm dụng Số vụ trẻ em bị ngược đãi, bạo lực/bạo hành Số vụ việc không đúng như phản ánh Số vụ vi phạm quyền trẻ em Số vụ công an đang thụ lý Số vụ đang giải quyết 2013 11 7 4 2014 14 6 4 4 2015 21 5 5 9 2 2016 16 9 4 2 1 2017 21 6 10 3 2 1

“Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội”

Qua phân tích bảng số liệu trên thấy rằng: tình hình bạo lực trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng qua các năm, ví dụ như năm 2013 chỉ có 11 vụ thì đến năm 2017 đã có 21 vụ như thế cho thấy là tình hình bạo lực trẻ em càng ngày càng tăng nhất là vấn đề bạo hành với trẻ em, năm 2017 đã có 10 vụ bạo hành xảy ra trên địa bàn Thành phố. Sở Lao động Thương binh và Xã hội thường xuyên duy trì hoạt động điểm báo và nắm bắt thông tin hàng ngày về các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, trẻ em bị xâm hại, bạo hành…Qua nhiều kênh tiếp nhận tin khác nhau như báo chí, trang mạng điện tử; Trung

tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội cung cấp; báo cáo của phòng Lao động Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã; đơn thư của các tổ chức, cá nhân; văn bản của Cục trẻ em, UBND Thành phố…, trong năm 2017, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tiếp nhận 21 thông tin vụ việc. Ngay sau khi tiếp nhận, Sở đã có văn bản chỉ đạo kịp thời và đề nghị các quận, huyện có liên quan xác minh, giải quyết. Theo báo cáo của các đơn vị, có 03 vụ không đúng như phản ánh, 01 vụ vẫn đang được Công an Quận điều tra, 16 vụ như đúng phản ánh (6 vụ xâm hại, 10 vụ bạo hành) và 01 vụ đang trong quá trình giải quyết. 100% trẻ em trong các vụ việc trên đã được quan tâm tư

vấn hỗ trợ, ổn định về tâm lý và hòa nhập cộng đồng [1,2,3,4,5,6].

Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ trẻ em bị bạo lực trên địa bàn Thành phố

So sánh Tỷ lệ trẻ em bị bạo lực 2013 2014 2015 2016 2017 Với tổng số trẻ em tại Hà Nội 0,00065% 0,00082% 0,00118% 0,00089% 0,00112%

“Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội”

Tỷ lệ bạo lực với trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện rất nhỏ so với tổng số trẻ em, tuy nhiên đây mới là các vụ việc được thông báo cho các cơ quan chức năng, còn nhiều vụ bạo lực với trẻ em do bố mẹ, và các trường học mà không muốn thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền, đây là thực trạng mà xã hội cần thiết phải vào cuộc để bảo vệ trẻ em được tốt hơn.

Bảng 2.4. So sánh thực trạng bạo hành trong cả nƣớc

So sánh 2014 2015 2016 2017

Hà Nội 14 21 16 21

Cả nước 1567 1371 1211 710 (6 tháng đầu năm)

Tỷ lệ% 0,89% 1,53% 1,32%

“Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội”

Với bảng có thể thấy so với các vụ bạo hành thì cả nước đã có giảm xuống theo các năm, đây cũng do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân là các vụ bạo hành này đã được sự quan tâm của cả xã hội và công tác phòng bạo lực đối với trẻ em đã được các cấp, các ngành vào cuộc và đã làm giảm đi các vụ bạo hành.

Tại bảng 4 cũng thấy rằng các vụ bạo lực trẻ em tại Hà Nội so với cả nước thì chiếm tỷ lệ thấp, do các vụ bạo lực ảnh hưởng của điều kiện trình độ dân trí nên ở Thành phố so với nông thôn thì tỷ lệ bạo lực đối với trẻ em thường ít hơn.

2.2.2. Các dạng bạo lực trẻ em

Các hình thức bạo lực trẻ em khác hiện nay mà chưa được thông báo và vẫn diễn thường xuyên tại các gia đình và trường học, nơi công cộng như:

Bố, mẹ vẫn còn hiện tượng đánh trẻ em như tát, hay dùng roi đánh trẻ em, đặc biệt có những trường hợp xích trẻ em trong nhà không cho ra đường. Nhiều trẻ em ở các huyện ngoại thành vẫn còn bị đói và mùa đông vẫn thiếu quần áo rét, tại các trường học vẫn còn nhiều hiện tượng đánh học sinh mà trẻ em sợ không dám báo với bố mẹ và những người có trách nhiệm.

Vẫn còn hiện tượng trẻ không được đến trường, nhiều trẻ em phải lao động từ khi còn nhỏ tuổi, hiện tượng trẻ bị đau ốm không được chữa trị vẫn xảy ra ngay cả tại các quận trong thành phố, nhiều bậc phụ huynh vẫn không

quan tâm đến trẻ em nên hiện tượng trẻ em bị những bệnh lây nhiễm tại trường học và nơi công cộng gây ra tử vong vẫn thường xảy ra, nhất là trẻ em bị tử vong về sốt sốt huyết những năm vừa qua.

Tại Thành phố Hà Nội cũng giống như ở cả nước, các dạng bạo lực với trẻ em cũng bị bạo lực, đánh đập, hành hạ và xâm phạm tình dục với các tỷ lệ như sau:

Bảng 2.5. So sánh các loại hình bạo lực trẻ em tại Thành phố Hà Nội

2013 2014 2015 2016 2017

Số vụ trẻ em bị xâm Phạm/lạm dụng

64% 43% 24% 56% 28,5%

Số vụ trẻ em bị ngược đãi, bạo lực/bạo hành

36% 28,5% 24% 47,5%

Số vụ vi phạm quyền trẻ em

9,5% 9,5%

“Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội”

Ngoài ra còn một số vụ việc đang được điều tra, làm rõ xem xét có phải là do bạo lực đối với trẻ em, một số vụ việc cần được xử lý theo pháp luật về vi phạm thân thể và luật hình sự.

Hiện tượng bạo lực về mặt xã hội và tinh thần đối với trẻ em cũng là hiện tượng đáng báo động, do nhận thức nhiều gia đình đã cấm trẻ em được giao tiếp với người ngoài, đực biệt có trường hợp cấm trẻ em ra khỏi nhà, thường xuyên theo dõi không cho trẻ em có quyền riêng tư.

2.2.3. Nguyên nhân trẻ em bị bạo lực

Thứ nhất, nhận thức của các gia đình, cộng đồng : nhận thức gia đình về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ,

ghét cho ngọt cho bùi” ″ bấy lâu nay khiến cho người ta coi chuyện đánh con là “bình thường” đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người.

Thứ hai, do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng, chưa được các cấp, các ngành quan tâm, đấu tranh loại bỏ, tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho các bậc cha mẹ về quyền trẻ em. Từ việc gia đình không có được một chức năng bình thường, cho đến sự thiếu thông đạt, sự khiêu khích của người phối ngẫu, hay sự dồn nén tâm lý của một người, hoặc vì các chất kích thích như rượu, thuốc, hoặc vì thiếu một cuộc sống tâm linh, cho đến những sự khó khăn về kinh tế, vv đều dẫn đến bạo hành trẻ em. Kết quả của những sự nghiên cứu về bạo hành đã chứng minh rằng những người có hành vi bạo lực thường muốn chế ngự người khác. Một người có hành vi bạo lực chẳng những có thể dùng vị trí thượng phong về thể lý, nhưng còn có thể dùng những khả năng trỗi vượt về tinh thần, tâm lý, về kiến thức, uy quyền, sự thông đạt, và ngay cả về phương diện mầu da, hay tiếng nói .

Thứ ba, việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự “rắc rối” liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.

Thứ tư, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng: kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em

dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bạo lực.

Thứ năm, nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế: thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.

Thứ sáu, pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành

vi bạo lực, như Điều 110 Bộ luật hình sự Việt Nam có quy định: ″…Người

nào đối xử tàn ác với đối tượng là trẻ em lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ từ 1 năm đến 3 năm…″. Mức án như vậy là quá nhẹ

[38].

Pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, chưa có quy định cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)