7. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức làm công tác bảo vệ trẻ em
vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em
Những năm trước đây (trước trước khi giải thể Ủy ban Dân số, gia đình và Trẻ em, năm 2008), đội ngũ cán bộ làm công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em là lực lượng rất đông đảo từ cấp trung ương tới cơ sở. Đội ngũ cán bộ làm công tác này ở cấp tỉnh, huyện cho đến cấp xã đều là cán bộ chuyên trách, ngoài ra còn là sự tham gia hùng hậu của đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, năng động xuống tận các thôn, xóm tạo thành một mạng lưới rộng khắp. Hơn thế, đội ngũ cộng tác viên này còn được trả lương từ ngân sách trung ương
hàng năm, với mức 50.000đ/tháng [1].
Số công chức, người lao động khối Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là 121 người (113 công chức và 08 hợp đồng Nghị định 68/2000/NĐ-CP). Trong đó có 8 cán bộ làm công tác về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em tại phòng chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tại các Huyện thì chỉ có
từ 1 đến 2 cán bộ làm công tác này, tại các xã thì hầu như kiêm nhiệm [2].
Tuy nhiên đội ngũ cán bộ làm công tác này ở cơ sở vẫn còn thiếu về số lượng, chưa cập về chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hầu hết cán bộ làm kiêm nhiệm, ko được đào tạo đúng chuyên ngành. Trong khi kỹ năng
làm việc với trẻ em, nắm bắt đối tượng và phát hiện và trợ giúp kịp thời đối với nhóm đối tượng trẻ em thì ngoài chuyên môn, cán bộ làm công tác trẻ em lại rất cần sự nhiệt tình, tâm huyết của người cán bộ làm công tác xã hội. Mà trong thực tế hiện nay tại Hà Nội thì số lượng cán bộ này thiếu rất nhiều.