Thực thi chính sách về phòng,chống bạo lực đối với trẻ em:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Thực thi chính sách về phòng,chống bạo lực đối với trẻ em:

Thứ nhất, truyền thông vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hướng tới cam kết chặt chẽ về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và chuyển đổi hành vi của người dân về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em (đặc biệt Luật Trẻ em năm 2016).

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về ảnh hưởng của bạo lực, xâm hại trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em phù hợp tình hình thực tế các đơn vị, địa phương.

- Triển khai các chiến dịch truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú trong "Tháng hành động vì trẻ em (từ ngày 01/6 đến 30/6 hàng năm); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6

hàng năm); Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm); Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (ngày 30/7 hàng năm).

- Xây dựng chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện truyền thông đại chúng; sản xuất, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi về phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và phòng, chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em; tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa bạo lực, xâm hại trên môi trường mạng.

- Phát động phong trào quần chúng phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; xây dựng mạng lưới người có ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông tin về phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 - Trực 24/24 và miễn phí cước cuộc gọi.

Thứ hai, tăng cường công tác rà soát, tổng hợp, quản lý chặt chẽ số liệu về trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp phòng, chống và can thiệp hỗ trợ hiệu quả cho trẻ em trước bạo lực, xâm hại trẻ em.

Thứ ba, tăng cường công tác nắm bắt tình hình, chủ động phát hiện những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng; duy trì tốt việc điểm báo hàng ngày phát hiện các thông tin về bạo lực, xâm hại trẻ em, về vi phạm quyền trẻ em trên địa bàn để điều tra, kết luận, xử lý đối tượng vi phạm kịp thời, nhanh chóng, nghiêm minh theo quy định pháp luật. Đồng thời, tiến hành can thiệp,

hỗ trợ hiệu quả cho trẻ em, đảm bảo các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em, không để nạn nhân bị tổn thương trong quá trình điều tra, xử lý.

Thứ tư, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác trẻ em các cấp; thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là kiện toàn, phát huy tối đa vai trò, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cộng tác viên tại thôn, xóm, tổ dân cư theo Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND Thành phố.

Thứ năm, xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa 03 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội và giữa các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức với trẻ em nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện công tác phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em. Trong đó, gia đình và nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, hình thành và hoàn thiện nhân cách, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển một cách toàn diện nhất.

Thứ sáu, tiếp tục xây dựng và phát triển các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ trẻ em như: Trung tâm Cung cấp Dịch vụ Công tác xã hội Thành phố, Điểm tư vấn, tham vấn trẻ em tại cộng đồng, trường học. Đảm bảo hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong việc tiếp nhận, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại đạt hiệu quả tốt nhất.

Thứ bảy, nghiên cứu, rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

2.3.3. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em

Căn cứ các văn bản của Thành ủy Hà Nội; liên Sở Nội vụ Hà Nội - Hà Tây hướng dẫn sắp xếp các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp của Sở thuộc UBND thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây và ngay từ khi UBND Thành

phố ban hành Quyết định thành lập Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội và các Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở, các Phó giám đốc Sở và căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 01/8/2008 của Chủ tịch UBND Thành phố thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội

- Ngày 06/8/2008, Ban giám đốc Sở đã họp thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể các đồng chí trong Ban giám đốc Sở và tập thể Lãnh đạo Sở đã thống nhất sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ các phòng ban, đơn vị trực thuộc theo đúng sự chỉ đạo của UBND Thành phố; làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, công chức và người lao động giữ gìn và phát huy dân chủ đoàn kết, phối hợp, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy và phân công cán bộ theo phân cấp đã sớm ổn định, đảm bảo hoạt động bình thường liên tục, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

- Ngay sau khi hợp nhất, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhanh chóng ổn định tổ chức, đã ban hành Quy chế làm việc của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội và quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em đã được quan tâm kiện toàn.

Ở cấp Thành phố: là Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (trước năm 2001), là Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em (từ năm 2011- 2008) và từ 2008 đến nay là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội xây dựng và ban hành và triển khai các kế hoạch, chương trình chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phố .

Ở cấp huyện: là phòng Lao động, thương binh và xã hội các quận, huyện, thị xã là cơ quan tham mưu cho UBND cấp huyện triển khai thực hiện các chương trình, chính sách bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn cấp huyện.

Cấp xã: Cán Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã, phường thị trấn là công chức giúp việc cho UBND cấp xã triển khai trực tiếp đến các đối tượng tại địa phương. Ngoài ra còn có hỗ trợ của đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, cán bộ công tác xã hội cũng tham gia hiệu quả vào thực hiện tư vấn, can thiệp, trợ giúp các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có lao động trẻ em.

2.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức làm công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em

Những năm trước đây (trước trước khi giải thể Ủy ban Dân số, gia đình và Trẻ em, năm 2008), đội ngũ cán bộ làm công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em là lực lượng rất đông đảo từ cấp trung ương tới cơ sở. Đội ngũ cán bộ làm công tác này ở cấp tỉnh, huyện cho đến cấp xã đều là cán bộ chuyên trách, ngoài ra còn là sự tham gia hùng hậu của đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, năng động xuống tận các thôn, xóm tạo thành một mạng lưới rộng khắp. Hơn thế, đội ngũ cộng tác viên này còn được trả lương từ ngân sách trung ương

hàng năm, với mức 50.000đ/tháng [1].

Số công chức, người lao động khối Văn phòng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là 121 người (113 công chức và 08 hợp đồng Nghị định 68/2000/NĐ-CP). Trong đó có 8 cán bộ làm công tác về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em tại phòng chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tại các Huyện thì chỉ có

từ 1 đến 2 cán bộ làm công tác này, tại các xã thì hầu như kiêm nhiệm [2].

Tuy nhiên đội ngũ cán bộ làm công tác này ở cơ sở vẫn còn thiếu về số lượng, chưa cập về chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hầu hết cán bộ làm kiêm nhiệm, ko được đào tạo đúng chuyên ngành. Trong khi kỹ năng

làm việc với trẻ em, nắm bắt đối tượng và phát hiện và trợ giúp kịp thời đối với nhóm đối tượng trẻ em thì ngoài chuyên môn, cán bộ làm công tác trẻ em lại rất cần sự nhiệt tình, tâm huyết của người cán bộ làm công tác xã hội. Mà trong thực tế hiện nay tại Hà Nội thì số lượng cán bộ này thiếu rất nhiều.

2.3.5. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

Được sự quan tâm của các cấp ngành ở địa phương, trong những năm qua, Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, đoàn thể mình gắn việc đưa các nhiệm vụ, mục tiêu chương trình vì trẻ em vào chương trình công tác của ngành, đoàn thể và bố trí kinh phí để thực hiện; các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn cũng đã quan tâm đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu chương trình vì trẻ em ở cơ sở.

Ngân sách cấp Thành phố chi cho công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm được tăng cường, trong đó năm 2017: là 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách chi nghiệp vụ hoạt động các chương trình. Quỹ bảo trợ trẻ em Thành phố đã tích cực huy động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, tập thể. Trong năm 2017, đã có nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ bằng hiện vật, tiền mặt với tổng giá trị là 11.418.859.000 đồng (báo cáo số 3720/BC-LĐTBXH ngày 13/12//2017 của

Sở LĐTBXH Hà Nội) [2].

Công tác vận động các nguồn lực xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã hoạt động hiệu quả và thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc hỗ trợ các mục tiêu chương trình vì trẻ em, nhất là chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Quỹ Bảo trợ trẻ em của các quận, huyện, thị xã đạt từ 900 triệu đồng đến 2 tỷ đồng; Quỹ Bảo trợ trẻ em của các xã, phường, thị trấn đạt từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng đã cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ thiết

thực, kịp thời tới các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: phẫu thuật các loại khuyết tật (tim, mắt, sứt môi- hở hàm ếch, khuyết tật vận động); tặng học bổng em không phải bỏ học, xe đạp đến trường, hỗ trợ đỡ đầu hàng tháng cho trẻ em mồ côi, bệnh hiểm nghèo... góp phần tích cực, hiệu quả cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và ngăn ngừa giảm thiểu tình trạng bạo lực trẻ em.

Đội ngũ cán bộ làm công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng từng bước được kiện toàn, nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó sự công nhận và dần khẳng định vai trò của một nghề mới, đó là nghề công tác xã hội là một thuận lợi nhằm với đội ngũ cán bộ công tác xã hội cũng là lực lượng hỗ trợ đắc lực với vai trò phát hiện, tư vấn, can thiệp, trợ giúp đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có bạo lực trẻ em.

2.3.6. Phối hợp giữa các sở, ban ngành của Thành phố Hà Nội

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Tham mưu UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác Trẻ em nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện Quyền trẻ em trên địa bàn Thành phố, trong đó có phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Triển khai, quán triệt và tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và chính bản thân trẻ nhằm thực hiện và phối hợp với các ngành thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Trẻ em 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em 2016.

- Thực hiện mô hình điểm về phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em tại một số đơn vị.

- Phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý thông tin và giải quyết các vụ việc bạo

lực, xâm hại trẻ em, thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

- Tham mưu UBND Thành phố tổ chức thực hiện Tháng hành động vì trẻ em, Tháng hành động bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới hàng năm.

- Phối hợp các Sở, ngành rà soát, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Kế hoạch và tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo quy định.

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhà trường trên địa bàn Thành phố thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em trong nhà trường.

- Rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; đặc biệt về đạo đức nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục trên địa bàn.

- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 - Trực 24/24 và miễn phí cước cuộc gọi.

- Tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học, cha mẹ và học sinh; xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường nhằm quản lý hiệu quả trẻ em và thực hiện công tác phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em. - Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra bảo vệ trẻ em.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật tại các nhà trường, đặc biệt là trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ để kịp thời chấn chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)