Khái quát về điều kiện phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Nội là thành phố nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển Thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước.

Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó, các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía Biển Đông (sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu). Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10km (phía Bắc huyện Sóc Sơn) đến trên 30km (từ xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm).

Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.

Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng. Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều

này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.

Thành phố Hà Nội bao gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện ngoại thành với 584 xã, phường, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3358 km² và dân số hơn 7,2 triệu người.

Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của Thành phố Hà Nội ngày càng tăng nhanh, sự gia tăng dân số tập trung vào khu vực đô thị trung tâm đã tạo ra nhiều khó khăn về kiểm soát phát triển dân cư, các điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật, kiểm soát đất đai và môi trường đô thị.

Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình Thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Kinh tế xã hội nước ta trong những năm qua diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81%. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra là 6,7% và cao hơn các mức tăng của các năm từ 2011-2016, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, địa phương cùng nỗ lực thực hiện.

Tính đến năm 2017,kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội đạt được kết quả khá toàn diện:

-Kinh tế tăng trưởng khá 8,5% - hoàn thành kế hoạch đề ra; thu ngân

sách vượt kế hoạch; thu hút vốn đầu tư tăng cao; giá cả thị trường ổn định, lạm phát được kiểm soát; an sinh xã hội được đảm bảo; sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển; “Năm kỷ cương hành chính 2017” có chuyển biến rõ nét; quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo; đối ngoại được mở rộng.

-Tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội dự kiến đều hoàn thành

kế hoạch, trong đó: thu ngân sách trên địa bàn vượt 1,4% dự toán.

-Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017 tăng 10 bậc, xếp

thứ 14/63, cao nhất từ trước tới nay. Hà Nội xếp thứ 2 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông.

- Giá cả thị trường ổn đinh, chỉ số giá tiêu dùng bình quân ước tăng

3,05-3,11%. Tín dụng ngân hàng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và vốn cho sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu tăng 8%.

- Chỉ số cải cách hành chính tăng 6 bậc, xếp thứ 3 cả nước

2.1.3. Điều kiện xã hội

Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân

được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử, có tác động sâu sắc đến tinh thần của người dân.

Điều khiến Hà Nội đặc biệt, là bốn phương tụ hội mang theo những nền văn hóa khác nhau, khiến cho văn hóa nơi đây trở nên đa dạng phong phú và không đâu trên đất Việt Nam có nhiều làng văn hiến như Hà Nội. Những ngôi làng cùng với các kiến trúc Phật giáo, dân gian, kiến trúc Pháp nằm rải rác khắp thành phố, khiến du khách thập phương vô cùng thích thú trước những giá trị văn hóa còn hiện hữu trong một thành phố sầm uất như Hà Nội.

Hà Nội không chỉ có văn hóa “phố”, mà còn cả văn hóa “làng” từ bao đời nay hội tụ thành những nét văn hóa thấm nhuần con người Hà Nội. Họ biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng giang đôi tay giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn hơn, ở họ có sự trọng tình, trọng nghĩa tiêu biểu cho phẩm chất con người Việt Nam.

Từ xa xưa, tôn giáo, tín ngưỡng đã là một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Ở Hà Nội có Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Đạo Hồi… hoạt động mạnh mẽ nhưng đều được quản lý chặt chẽ giúp cho người dân yên tâm sinh hoạt đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mình.

Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 1.000 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng.

Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Những danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ; những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm;

những lễ hội truyền thống - sản phẩm văn hóa kết tinh nhiều giá trị tinh thần... sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

2.2. Thực trạng bạo lực trẻ em

Tại Việt Nam, bạo hành trẻ em diễn ra khá phổ biến. Theo thống kê của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ở Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. Vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là

xâm hại tình dục trẻ em có những diễn biến mới, phức tạp [19].

Nghiên cứu của Bộ Công an đối với 2.000 học viên các trường giáo dưỡng cũng cho thấy khoảng 50% trường hợp có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của cha mẹ. Trong đó, số em bị cha đánh chiếm 23% - gấp 5 lần tỷ lệ bị mẹ đánh. Tất cả hình thức bạo hành trẻ em dù là tinh thần hay thể chất đều gây ra những hiệu ứng tiêu cực. Trong một số trường hợp, sức khỏe thể chất và trí nhớ của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm có 3.000 đến 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát

hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục [33].

Tại Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, hình ảnh những cháu bé bị chính các bảo mẫu đánh đập tại trường mẫu giáo, rồi cháu bé bị chính bố đẻ của mình đánh đập tàn nhẫn và hành trình chạy trốn đầy gian nan của cháu ngay giữa thủ đô Hà Nội mới đây, đã thêm lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bạo lực trẻ em - tình trạng vẫn xảy ra trong xã hội nhiều năm với mức độ tăng lên về vụ việc và cả mức độ trầm trọng trong từng vụ việc.

Không chỉ có nguy cơ bị bạo hành thương tâm trong chính gia đình mình, một tỷ lệ đáng kể các em nhỏ còn có nguy cơ trở thành nạn nhân của các vụ bạo lực xảy ra tại trường học hay ngoài xã hội. Các hành vi bạo hành bao gồm cả về thể chất, tinh thần và bạo hành tình dục trẻ em. Ðáng lo ngại là

không ít vụ bạo hành trẻ em diễn ra tại các cơ sở giáo dục, nhất là cơ sở giáo dục mầm non, hay các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã tăng đến mức đáng báo động trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi còn nhiều sự việc chưa bị phát giác, trình báo. Trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được hưởng sự chăm sóc về thể chất và tinh thần, được phát triển trong môi trường lành mạnh, an toàn. Vì thế, mỗi trẻ em bị bạo hành về thể xác, tinh thần hay tình dục đều để lại những vết thương khó lành, không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn cả tương lai của trẻ. Bởi vết thương thể xác có thể lành nhưng những ảnh hưởng về mặt tâm lý, tình cảm sẽ theo các em trong cuộc đời. Nghiêm trọng hơn, hầu hết những trẻ em từng bị bạo hành đều có tâm lý mặc cảm, tự ti hoặc nảy sinh thái độ thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành, nhiều em trong số đó dễ có ứng xử tương tự đối với người khác. Nhiều nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng, những trẻ em thường xuyên phải sống trong môi trường có bạo lực thường không tôn trọng cuộc sống gia đình, có xu hướng rời xa gia đình và do vậy, rất dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội.

2.2.1. Số lƣợng trẻ em và trẻ em bị bạo lực

Tính đến tháng 12/2017, tổng số trẻ em của Thành phố là 1.864.886 trẻ, với 14.261 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 35.221 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có 30.737 trẻ em sống trong gia đình nghèo. 14.165/14.261 (chiếm 99,3) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn được trợ giúp bằng nhiều hoạt động can thiệp, hỗ trợ khác nhau. 100% trẻ em trong các vụ việc bạo hành, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em được quan tâm tư vấn

Bảng 2.1. Tình hình chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng số trẻ dưới 16 tuổi (trẻ) 1.695.296 1.715.601 1.778.298 1.796.480 1.864.886 2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ) 13.576 13.362 13.325 14.000 14.261 Trong đó: Tỷ lệ được chăm sóc (%) 95 98 99.4 99.2 99.3 3 Tổng số xã, phường, thị trấn đạt xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em 496 522 535 540 543 Tỷ lệ (%) 85 89.4 91.6 92.5 92.8

“Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội”

Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có 543/584 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Thành phố Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em qua các hoạt động như:

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em cấp quốc gia năm 2017.

Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, diễn đàn Trẻ em. Tổ chức rà soát, kiểm tra trang thiết bị vui chơi, giải trí dành cho trẻ em, chỉ đạo xử lý đối với những thiết bị đã hư hỏng, không an toàn.

Tiếp nhận, nắm bắt thông tin; chỉ đạo xác minh, can thiệp và có biện pháp hỗ trợ 21 trẻ em bị xâm hại, lạm dụng.

Tổ chức 196 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại 30 quận, huyện, thị xã; 584 xã, phường, thị trấn; xây dựng 03 mô hình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tại 03 xã; 07 cuộc truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng ngôi nhà an toàn

tại các quận, huyện [2].

Bảng 2.2. Thực trạng bạo lực trẻ em các năm từ 2013 đến 2017 Năm Tổng số vụ tiếp nhận Số vụ trẻ em bị Xâm phạm/lạm dụng Số vụ trẻ em bị ngược đãi, bạo lực/bạo hành Số vụ việc không đúng như phản ánh Số vụ vi phạm quyền trẻ em Số vụ công an đang thụ lý Số vụ đang giải quyết 2013 11 7 4 2014 14 6 4 4 2015 21 5 5 9 2 2016 16 9 4 2 1 2017 21 6 10 3 2 1

“Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội”

Qua phân tích bảng số liệu trên thấy rằng: tình hình bạo lực trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng qua các năm, ví dụ như năm 2013 chỉ có 11 vụ thì đến năm 2017 đã có 21 vụ như thế cho thấy là tình hình bạo lực trẻ em càng ngày càng tăng nhất là vấn đề bạo hành với trẻ em, năm 2017 đã có 10 vụ bạo hành xảy ra trên địa bàn Thành phố. Sở Lao động Thương binh và Xã hội thường xuyên duy trì hoạt động điểm báo và nắm bắt thông tin hàng ngày về các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, trẻ em bị xâm hại, bạo hành…Qua nhiều kênh tiếp nhận tin khác nhau như báo chí, trang mạng điện tử; Trung

tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội cung cấp; báo cáo của phòng Lao động Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã; đơn thư của các tổ chức, cá nhân; văn bản của Cục trẻ em, UBND Thành phố…, trong năm 2017, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tiếp nhận 21 thông tin vụ việc. Ngay sau khi tiếp nhận, Sở đã có văn bản chỉ đạo kịp thời và đề nghị các quận, huyện có liên quan xác minh, giải quyết. Theo báo cáo của các đơn vị, có 03 vụ không đúng như phản ánh, 01 vụ vẫn đang được Công an Quận điều tra, 16 vụ như đúng phản ánh (6 vụ xâm hại, 10 vụ bạo hành) và 01 vụ đang trong quá trình giải quyết. 100% trẻ em trong các vụ việc trên đã được quan tâm tư

vấn hỗ trợ, ổn định về tâm lý và hòa nhập cộng đồng [1,2,3,4,5,6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)