7. Kết cấu của luận văn
2.3.5. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất
Được sự quan tâm của các cấp ngành ở địa phương, trong những năm qua, Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, đoàn thể mình gắn việc đưa các nhiệm vụ, mục tiêu chương trình vì trẻ em vào chương trình công tác của ngành, đoàn thể và bố trí kinh phí để thực hiện; các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn cũng đã quan tâm đầu tư cho các hoạt động hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu chương trình vì trẻ em ở cơ sở.
Ngân sách cấp Thành phố chi cho công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm được tăng cường, trong đó năm 2017: là 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách chi nghiệp vụ hoạt động các chương trình. Quỹ bảo trợ trẻ em Thành phố đã tích cực huy động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, tập thể. Trong năm 2017, đã có nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ bằng hiện vật, tiền mặt với tổng giá trị là 11.418.859.000 đồng (báo cáo số 3720/BC-LĐTBXH ngày 13/12//2017 của
Sở LĐTBXH Hà Nội) [2].
Công tác vận động các nguồn lực xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã hoạt động hiệu quả và thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc hỗ trợ các mục tiêu chương trình vì trẻ em, nhất là chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Quỹ Bảo trợ trẻ em của các quận, huyện, thị xã đạt từ 900 triệu đồng đến 2 tỷ đồng; Quỹ Bảo trợ trẻ em của các xã, phường, thị trấn đạt từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng đã cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ thiết
thực, kịp thời tới các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: phẫu thuật các loại khuyết tật (tim, mắt, sứt môi- hở hàm ếch, khuyết tật vận động); tặng học bổng em không phải bỏ học, xe đạp đến trường, hỗ trợ đỡ đầu hàng tháng cho trẻ em mồ côi, bệnh hiểm nghèo... góp phần tích cực, hiệu quả cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và ngăn ngừa giảm thiểu tình trạng bạo lực trẻ em.
Đội ngũ cán bộ làm công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng từng bước được kiện toàn, nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó sự công nhận và dần khẳng định vai trò của một nghề mới, đó là nghề công tác xã hội là một thuận lợi nhằm với đội ngũ cán bộ công tác xã hội cũng là lực lượng hỗ trợ đắc lực với vai trò phát hiện, tư vấn, can thiệp, trợ giúp đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có bạo lực trẻ em.