Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hỗ trợ tài chính tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Môi trường kinh tế

Một môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô cho vay, chất lượng hoạt động cho vay cũng sẽ được nâng lên. Nhưng môi trường kinh tế cũng có thể có những thay đổi bất ngờ. Ngoài ra, dưới tác động của khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế làm cho hàng hóa sản xuất ra của nhóm khách hàng doanh nghiệp sản xuất không bán được hàng theo dự kiến làm tăng chi phí, không có đủ nguồn thu để trả nợ cho Quỹ dẫn đến quá hạn. Như vậy chất lượng hoạt động cho vay của Quỹ chịu ảnh hưởng của môi trường

kinh tế và theo đó, việc quản lý hoạt động cho vay cũng phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế; công tác quản lý thực hiện như thế nào để hoạt động cho vay đi đúng quỹ đạo và đạt hiệu quả cao nhất. Vấn đề đối với các TCTD là phải làm tốt công tác dự báo và khả năng thích ứng nhanh khi có sự biến động hoặc đưa ra những chính sách cho vay phù hợp theo từng thời kỳ để cho vay nhóm khách hàng, lĩnh vực kinh doanh không chịu ảnh hưởng hoặc chịu tác động nhỏ khi tình hình kinh tế xấu đi nhằm duy trì được tốc độ tăng trưởng cho vay nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của hoạt động cho vay.

1.3.2.2. Môi trường pháp lý

Một TCTD khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủ các chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật, của NHNN. Như vậy môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động cho vay của Quỹ. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định với thủ tục nhanh chóng, gọn nhẹ sẽ giúp các TCTD dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, quản lý đồng vốn vay theo quy định pháp luật hiện hành.

1.3.2.3. Năng lực, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có các phương án dự phòng và tính đến mọi yếu tố có liên quan như vật liệu được cung cấp từ đâu? Điều kiện giao thông vận tải có thuận lợi không? Cơ sở hạ tầng như thế nào? Hàng sản xuất ra có tiêu thụ và cạnh tranh được không? …; Những điều đó nếu doanh nghiệp không hiểu biết sẽ dẫn tới làm ăn thua lỗ. Như vậy khi năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bị yếu kém thì các phương án sản xuất kinh doanh không phù hợp với thực tế do đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp kém, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cho vay. Câu hỏi đặt ra co Quỹ là phải quản lý các khoản vay của nhóm đối tượng này như thế

nào để giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất? Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay phải luôn được chú trọng.

1.3.2.4. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp dùng vốn vay ngân hàng không đúng phương án, mục đích xin vay vốn. Các nguồn thu của doanh nghiệp rất hạn chế nhưng khối lượng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp quá lớn (như các khoản nợ ngân sách, nợ công nhân viên chức, nợ người bán hàng, nợ ngân hàng, nợ các đối tượng khác….). Cơ cấu về vốn đầu tư của doanh nghiệp không hợp lý, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn.

Tất cả những nguyên nhân trên gây nên khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn của khách hàng đối với ngân hàng, tạo ra các khoản nợ quá hạn trong hoạt động cho vay. Việc quản lý thời hạn cho vay đối với đối tượng này cần được xem xét và có sự tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng chuyển nhóm nợ lên mức cao hơn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng.

1.3.2.5. Đạo đức của khách hàng vay vốn

Việc không trả nợ đúng hạn có thể xuất phát từ khả năng chi trả yếu kém của khách hàng, cũng có thể xuất phát từ ý định chủ quan của người đi vay không muốn trả nợ (mặc dù có khả năng nhưng không muốn thực hiện). Hiện tại, đã và đang có rất nhiều khách hàng bao gồm: doanh nghiệp, cá nhân cố tình lập hồ sơ giả bằng các thủ đoạn rất tinh vi để qua mặt ngân hàng thông qua việc nghiên cứu rất kỹ lưỡng quy trình cho vay của ngân hàng hay kẽ hở của luật pháp để đạt được mục đích vay tiền và lẩn trốn. Với việc ngày càng có nhiều sự cạnh tranh về thị phần cho vay, với kinh nghiệm non trẻ cùng với sức ép phải đảm bảo về doanh số cho vay và chỉ tiêu lợi nhuận, nên một số ngân hàng tại một số chi nhánh, phòng giao dịch đã chấp nhận rủi ro cho vay đối với các khách hàng kém chất lượng và dẫn tới việc quản lý khoản vay càng trở nên khó khăn, phức tạp.

1.4. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay và bài học kinh nghiệm cho Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý về hỗ trợ tài chính tại quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)